Kinh qua tạo hóa hàng nghìn năm của nền văn minh Hoa Hạ, đã diễn giải vô số câu chuyện thần tích, thể ngộ vô tận văn hóa đạo thuật, hành tẩu thiên địa, từng chút từng chút một, rèn giũa cho đến tận ngày này, cuối cùng đã kiến lập nên “Trung Hoa đệ nhất đồ” – Thái Cực đồ.
Bạch nhật hà đoản đoản, bách niên khổ dị mãn.
Thương khung hạo mang mang, vạn kiếp Thái Cực trường.
Ma cô thùy lưỡng tấn, nhất bán dĩ thành sương.
Thiên công kiến ngọc nữ, đại tiếu ức thiên trường.
———-Trích “Đoản hành ca” – thơ Lý Bạch
Tạm dịch:
Một ngày sao ngắn vậy, trăm năm khổ vơi đầy.
Khung trời mênh mang thế, vạn kiếp Thái Cực trường.
Ma cô xõa tóc mai, một nửa đã thành sương.
Thiên công gặp ngọc nữ, cười suốt vạn dặm trường.
Thi tiên Lý Bạch kinh thán “Thái Cực” đã trải qua ức vạn kiếp, truy ngược về nguồn gốc uyên nguyên của thiên địa từ thủa hỗn mang vô cực, lưu hướng qua ức vạn năm vĩnh sinh huyền bí, cho đến khi được hiện lên trong ký ức của những sinh mệnh thế gian, huyền cơ vừa ẩn vừa hiện ánh chiếu sự bao la hạo đãng của hoàn vũ, nơi vận hành những bí mật mang thần tính của lịch sử thiên địa và nhân loại. Nhân loại không dùng cách thức nào có thể mô tả chân thực sự huyền diệu và triết lý toàn tức hoàn chỉnh của Thái Cực, dù mỗi ngày mỗi đêm đều đắm chìm trong đó, nhưng dùng nó mà không biết, thực hành mà không cảm thấy. Hoặc là, đối với sự miêu tả tinh chuẩn của văn hóa Thái Cực, con người lại coi đó như si tưởng vọng niệm, nhưng sự huy hoàng được truyền thừa của nền văn minh Hoa Hạ lần này không thể thoát ly nó dù chỉ trong giây lát, cuối cùng đã đặt định ra văn hóa Thần truyền kỳ diệu được diễn tiếp đến ngày nay, chờ đợi thời kỳ quy chính hoàn vũ sắp tới.
Kinh qua văn minh phương Đông năm ngàn năm, chữ Vạn 卍 và đồ hình Thái Cực
Truy tìm nguồn gốc của “Thái Cực” là một nhiệm vụ gần như không thể hoàn thành. Trang Tử tiêu diêu du ngoạn trong “Đại Tông sư” đã tán thán rằng: “Đại Đạo a, tại Thái Cực chi tiên nhi bất vi cao, tại lục cực chi hạ nhi bất vi thâm, tiên thiên địa sanh nhi bất
vi cửu, trường ư thượng cổ nhi bất vi lão.”, ý tứ là Đại Đạo so với Thái Cực còn cao hơn, so với 6 cực còn sâu hơn, so với Thiên Địa còn trường cửu hơn, so với thượng cổ còn cổ lão hơn. Đại Đạo vừa bao la quảng đại vừa tinh vi vi tế, siêu việt hết thảy thời không vạn vật, chúng ta không cách nào dùng ngôn từ mà mô tả được, sự huyền diệu của Thái Cực phải chăng vừa là cảnh giới thời không duy độ siêu cao, vừa là duyên khởi của pháp tắc vận hành âm dương?
“Kinh Dịch – Hệ Từ” thuyết: “Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.” Chỉ với câu này, có muôn ngàn nghi vấn, đều rất khó giải quyết. Chúng tôi có thể liệt kê những nghi vấn này: Thứ nhất, phía trước Thái Cực có một thứ dạng “Dịch”, phía sau Thái Cực có những thứ dạng như “âm dương”, mà Thái Cực nằm giữa “dịch” và “âm dương”, có thể cho chúng ta ngộ ra điều gì? Thứ hai, người ta khi nào bắt đầu biết đến Thái Cực, trước tiên là nhận thức về “âm dương” và “bát quái”? hay là trước tiên đã liễu giải đến Thái Cực đây? hay là trước tiên liễu giải đến “dịch”? Chúng tôi biết, cuốn sách “Chu Dịch, từ văn bản bốc từ cơ bản đến quy phạm văn bản kinh truyền, về mặt thời gian là đã sẵn có từ đầu thời đại nhà Chu đến thời đại Khổng Tử, toàn thể quá trình kéo dài hàng trăm năm, trong đó, từ lúc nào bắt đầu nhận thức được Thái Cực đây? Thứ ba, “Chu Lễ” viết: “Thái bốc chưởng tam dịch chi pháp: nhất viết Liên Sơn, nhị viết Quy Tàng, tam viết Chu Dịch.” “Chu Dịch” là văn bản kiến lập cuối cùng trong hệ thống 64 quẻ của Dịch học, trước đó còn có Liên Sơn của nhà Hạ và Quy Tàng của nhà Thương, trong văn bản của họ có lý niệm “Thái Cực” không? Sương khói của lịch sử lưu lại ngân tích mà chúng ta vẫn đang tìm kiếm.
Tuy nhiên, văn hóa “Thái Cực”, với tư cách là một trong những đầu mối trọng yếu nhất của Dịch học và Dịch lý, không thể tự dưng mà có, cũng không thể theo hư không mà đến, mà là nó sớm đã có từ thời thượng cổ. Từ những văn bản chữ giáp cốt và những phát hiện khảo cổ tương quan khác được khai quật và khảo chứng, có thể thấy hệ thống đạo thuật Dịch học 64 quẻ sớm đã hoàn bị, không thể biết nó có nguồn gốc khởi nguyên từ lúc nào. Mặc dù các tài liệu văn vật khảo cổ đối với Thái Cực dần dần hiển hiện, cũng có những hiện vật đang chờ chứng thực, những gì chúng ta có thể mong đợi là, truyền thuyết không nhất định đều có sai trắc, có lẽ sương khói của lịch sử còn lưu lại dư vị của thần tích, bổ sung không gian cho trí tưởng tượng của chúng ta.
Điều gì là thần tích? Có thể là thiên thần ban cho một giấc mộng có thể dự tri tương lai, hoặc có thể là người tu chân chứng ngộ Đại Đạo, cũng có thể trí huệ thiên phú được cấp cho một vị thiện nhân để khai sáng một chủng kỹ năng của nhân gian, đương nhiên, vẫn còn rất nhiều rất nhiều các khả năng khác.
Mạt niên triều Tây Chu, vào năm Chu U Vương thứ hai, trận động đất ở Kì Sơn gần kinh thành Hạo Kinh khiến ba con sông lớn bị đoạn kiệt. Bách Dương Phụ dựa trên nguyên lý âm dương, đã dự ngôn rằng mười năm sau nhà Chu sẽ vong quốc vong gia. Kết quả là, vào năm thứ mười một của Chu U Vương, nhà Tây Chu diệt vong, nước Chu dời về phía đông, bắt đầu lịch sử Đông Chu.
Vào thời kỳ Xuân Thu, Tấn quốc đại phu Đổng Nhân đã dùng sáu mươi bốn quẻ của “Kinh Dịch”, dự trắc rằng công tử Tấn quốc Trọng Nhĩ sẽ về nước, đắc thiên thời địa lợi nhân hòa, tất thành bá nghiệp. Quả nhiên, Trọng Nhĩ đã trở thành Tấn Văn công, một trong năm bá chủ thời Xuân Thu.
Vào thời nhà Hán, Kinh Phòng tự sáng tạo Dịch lý, sắp xếp lại mới trình tự sáu mươi bốn quẻ, kết hợp khí hậu âm luật, chiêm bốc của ông phần lớn đã được nghiệm chứng, ngay cả khi ông có thể dự trắc bản thân mình sẽ bị vu hãm mà chết, ông cũng không lùi bước.
Trong thời Tam Quốc, Quan Vũ có khả năng thông qua phương pháp bốc phệ [卜筮] để phá tội án, trị bệnh lạ, phân biệt họa phúc, biết sinh tử, biết quốc vận. “Tam Quốc Chí” ghi chép ví dụ ông đoán Dịch, thành kinh điển Dịch học cho hậu thế.
Thời kỳ Nam Bắc triều và Bắc Ngụy, Quan Lãng chỉ cần dùng một quẻ, tổng luận thiên hạ trăm năm, tìm hiểu tương lai, tận dụng nhân sự, mở lục hợp, đoán thánh mưu, Dịch học ảo diệu, không gì không thể suy trắc được.
Thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng chinh nam chiến bắc, những lúc rảnh rỗi sau khi hành quân trên yên ngựa, đã tổ chức ra “mã tiền khóa” (14 bài học của Khổng Minh trước lúc hành quân). Những năm đầu thời Đường, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đã luân phiên nhau thôi xuất ra “Thôi Bối Đồ”. Hai cuốn sách này, dựa trên nguyên lý Dịch học về “số, lý, tượng, đồ” của các loại duy độ khác nhau của 64 quẻ, thôi diễn dự ngôn tương lai ngàn năm trong tiến trình lịch sử Trung Hoa, cực kỳ chính xác.
Những ví dụ trên là có lịch sử, có chứng cứ, từ thời tiền Tần đến Tùy Đường, đã trải qua hơn một nghìn năm, điều này chỉ có thể xếp hạng thành một bộ phận của những thành tựu và thần tích của Dịch học. Mà Thái Cực với tư cách là cốt lõi then chốt của văn hóa Dịch học, trong thời kỳ lịch sử trường kỳ và chậm rãi, lúc ẩn lúc hiện, uốn khúc như Thần long, chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi.
Mặc dù Dương Tử Vân đã dùng tam tài Thiên Địa Nhân hoán toán lưỡng nghi âm dương, tự chú 81 thủ của “Thái Huyền Kinh”; Có Tiêu Diên Thọ lại thêm vào 64 quẻ bội số, tự biên bốn ngàn thơ trong “Dịch Lâm”; Có Ngụy Bá Dương tu hành đạo thuật thông chân, tự tuyển ra 35 chương của “Chu Dịch Tham Đồng Khế”. Trong tất cả những trường hợp này, chúng ta chỉ có thể thấy rằng từ “Thái Huyền” dường như gần giống nhất với “Thái Cực”.
Có lẽ chính là trong thời gian lâu dài của sự diễn dịch văn hóa, dần dần trải đường cho văn hóa hình thành thể hệ hoàn chỉnh, nhân vật chính giấu mặt sau lưng mới tiện thể triển lộ ra chân dung thần diệu của bản thân nó.
Thời gian lưu chuyển, triều đại Đại Tống chấn hưng văn đức, trọng đạo học đã bắt đầu.
Chu Đôn Di, người chỉ yêu hoa sen, thưởng hoa thưởng xuất ra danh ngôn chí lý về tu luyện tâm tính: Vươn ra từ bùn mà không nhiễm bùn, thanh cao mà không ma quái. Phong vị người quân tử của hoa sen, phiêu diêu trong cảnh giới “minh đức tẩy tâm”. Ông chế tác “Thái Cực đồ thuyết” chỉ có 249 chữ, mở đầu liền nói: “Tự vô cực nhi vi Thái Cực, Thái Cực nhi sinh dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sinh âm, tĩnh cực phục động, nhất tĩnh nhất động hỗ vi kỳ căn.” Quan trọng hơn là đính thêm một đồ hình “Thái Cực đồ”. Xét cho cùng, lý niệm văn hóa “Thái Cực” trong phạm vi Đại Đạo cũng quảng đại tinh vi như thế, chiếu dạng di luân thiên địa, mà thuyết của Chu Đôn Di chỉ là lời của một chuyên gia. Từ đó, lý niệm về Thái Cực, vốn gần như bị lãng quên trong thế tục trường cửu, cuối cùng đã lộ xuất diện mạo với hình thức chân thực cụ thể, không chỉ hướng về quá khứ đã ẩn mật, mà còn dẫn đạo đến tương lai có thể.
Quá khứ sở dĩ được ẩn mật hoàn toàn có thể là do việc tu luyện của Đạo gia luôn có lý Thái Cực, có đồ hình Thái Cực, tuy nhiên do nguyên tắc “mật truyền đơn thụ”, nên ngàn năm đều không được công khai. Lý do có thể nằm ở chỗ, văn hóa Thái Cực nếu muốn trong nhân gian phàm tục mà truyền công khai, thì điều cần thiết là trải đường văn hóa, tôi luyện đạo đức nhân tâm, thì khi duyên cơ đến, thiên hạ mới có thể thình lình tỉnh ngộ. Từ khảo chứng của các học giả sau này, không thể không thừa nhận, Thái Cực Đồ của Chu Đôn Di xác thực có nguồn gốc uyên nguyên cố hữu từ “Thái Cực Tiên Thiên Đồ”. Bất luận thế nào, từ thời đó bắt đầu, văn hóa Thái Cực trong các dạng tu luyện của Đạo gia từng được lưu truyền bí mật, bắt đầu được dùng hình thức cụ thể để triển lộ, truyền bá đến nhân gian. Đương nhiên, các nghi vấn trùng trùng cũng theo đó mà tới, dần dần chuyển biến thành tìm hiểu trí huệ huyền lý, khiến con người thế tục bắt đầu tiến nhập đến lịch trình văn hóa “lý giải Thái Cực, tìm hiểu Thái Cực, thể nghiệm Thái Cực, thực chứng Thái Cực”. Đây chính là cách làm thế nào mà “văn hóa Thái Cực” đi vào dòng sông dài của lịch sử văn hóa tương lai. Công trạng của Chu Đôn Di là không thể xóa nhòa.
Dưới chân núi Trung Nam, nơi đạo trường tu hành của Đạo gia, đất lở đá nứt xuất lai “Hoành Cừ tứ cú”: “Vi thiên địa lập tâm, vi sanh dân lập mệnh, vi vãng thánh kế tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình.” Bốn câu này được thốt ra từ miệng của đại triết gia Trương Tại, không phải là một đạo sĩ ẩn tu, mà là một học giả Nho gia gia nhập thế tục, trách nhiệm đảm đương của ông uy nghiêm như mãnh sĩ, chí khí của ông phi thường xuất chúng, nhưng đối với Thái Cực ông chỉ là đơn giản khen ngợi: “Nhất vật nhi lưỡng thể, kỳ Thái Cực chi vị dư.” Không ít chí sĩ từ cổ chí kim với lý tưởng cao cả, đại đức đại hiền, họ làm cách nào có thể thâm nhập và kiến giải được đến đây?
Mặt khác, có một vị thái bình ẩn sĩ là người “tài đức vẹn toàn”, đã đọc mấy câu thơ:
An nhạc oa trung khoái hoạt nhân,
Nhàn lai tứ vật hạnh tương thân。
Nhất biên thi dật thu hoa nguyệt,
Nhất bộ thư nghiêm kinh quỷ thần。
Nhất chú hương thanh trùng vũ thái,
Nhất tôn tửu mĩ trạm thiên chân。
Thái bình tự khánh hà đa dã,
Duy nguyện quân vương vạn thọ xuân。
—Thiệu Ung “An nhạc oa trung tứ trường ngâm”
Tên của vị ẩn sĩ là Thiệu Ung, tiêu diêu thong thả và vô tư giữa vương hầu và bách tính, trí huệ và sự chân thành siêu việt thời không cổ kim, ông thông đạt Thiên Nhân chi học, hoàn toàn không coi tri thức là con đường biện giải tư duy thuần túy. Bởi vì ông phát hiện Dịch học “Tiên Thiên học” định vị thành “tâm pháp”, và nói “Cố đồ giai tự trung khởi, vạn hóa vạn sự sinh hồ tâm dã” (ý tứ là bức tranh đều từ giữa mà khởi, vạn hóa vạn sự đều từ tâm mà sinh). Nhưng đồ hình “Tiên Thiên học” chỉ ra, đó chính là Thiệu Ung sáng ngộ đến “Phục Hy tiên thiên 64 quẻ phương viên đồ”. Ông còn nói: “Thái Cực bất động, tính dã. Phát tắc thần, thần tắc số, số tắc tượng, tượng tắc khí, khí chi biến phục quy ư thần dã.” Thiệu Ung thể ngộ thâm sâu đến sự vận động của Thái Cực khởi lai, có sự biến hóa thần tính thế nào, quán xuyên Dịch lý nội ngoại. Mô thức của “Tiên Thiên học”, về cơ bản có được cấu trúc của đạo thuật đã hình thành trong tác phẩm của Thiệu Ung. Cấu trúc này quán thông hoàn bị từ vật lý học đến tính mệnh học, cũng trong thao tác cụ thể và diễn hóa vận toán trong thực tiễn mà được nghiệm chứng, đây chính là sự ra đời của sách “Hoàng Cực Kinh Thế”. Và sự ra đời này để sự truyền bá một pháp lý Đại Đạo cao hơn, đặt nền móng cho nhận thức văn hóa của con người ở tầng diện Đạo thuật, và mở đường cho một nền văn hóa Thần truyền có thể tu hành, thực chứng trong tương lai. Đại Đạo chí giản chí dị, khi nhìn vào thấy rất giản đơn. “Tiên Thiên 64 quái đồ” là hình thức bên ngoài tiếp cận chính thống nhất của đồ hình Thái Cực, mặc dù đồ hình này chỉ có thể nói là biểu đạt của hệ thống quái phù bên ngoài của Thái Cực đồ mà thôi. Người tinh mắt khi nhìn liền biết, chính là như câu Thiệu Ung nói: “Đồ giai tự trung khởi”, trung tâm của đồ hình lại càng không nên hư vô trống rỗng, mà chính giữa nên phải trông thế nào, phải không? Thái Cực đồ chính thống từ đó mà xuất ra.
Sự trải đường lịch sử hoàn chỉnh đòi hỏi thực tiễn văn hóa hàng ngàn năm, đòi hỏi không ngừng tìm tòi trí huệ trong các chủng các dạng giác độ thế tục và tầng thứ đạo trường, để giúp con người có thể liễu giải một cách có hệ thống sự quảng đại tinh vi mà lại biến hóa vô cùng của Dịch học, vừa thần bí mạc trắc lại vừa chân thực linh nghiệm, từng bước hướng tới những đỉnh cao của văn hóa Trung Hoa mà tiến, đây chính là sự xuất trường trực tiếp của văn hóa Thái Cực.
Bạch vân thâm xứ phục nhàn hành,
Thiết địch hoành xuy chướng hữu thanh。
Tiều tử tầm dư tầm bất đắc,
Hóa vi kì thạch cổ tiên sinh。
—— Trương Tam Phong《du Nga Mi tiểu lôi môn》
Vị đạo sĩ “lếch thếch” đang ngâm xướng một bài thơ bất hủ nhảy vào tầm mắt – ông thân hình cao lớn, rắn chắc, lưng hạc dáng rùa, tai to mắt tròn, râu dài như cây thước. Người ta đồn rằng có lúc ông không ăn không uống trong vài tháng, có lúc có thể đi hàng nghìn dặm trong một ngày ở những vùng đất xa lạ, ông vì những phàm nhân nhân nghĩa dũng cảm mà viết truyện kí, ông cùng chư Tiên ở Bồng Lai tiên đảo mà ngâm xướng thi từ, ông xuất lĩnh môn đồ phát bụi chặt gai làm nhà cỏ trên núi Võ Đang, ông khởi khai tâm pháp bí truyền của Thái Cực, chấn hưng tu hành vào triều Đại Minh. Văn hóa Thái Cực không còn là dịch toán bốc quẻ huyền hư bối ảnh, không còn là biện giải huyền học của pháp tắc Dịch lý. Sự viên dung không trở ngại của biến hóa âm dương, sự phản bổn quy chân của tâm tính đạo đức, thần hóa vũ trụ vạn vật, sự vận chuyển tại nhân thể có linh thức, huyền cơ luân chuyển không ngừng, ánh chiếu thiên địa thương khung – đây chính là Chân nhân Trương Tam Phong đã ban cấp cho con người thế gian văn hóa Thần truyền Thái Cực.
Kinh qua tạo hóa hàng nghìn năm của nền văn minh Hoa Hạ, diễn giải vô số câu chuyện thần tích, thể ngộ vô tận văn hóa đạo thuật, hành tẩu thiên địa, từng chút từng chút một, rèn tạo đến tận ngày nay, cuối cùng đã kiến lập nên “Trung Hoa đệ nhất đồ” – Thái Cực đồ.
Làm thế nào chúng ta, những người đang bị che lấp bởi mây mù của văn hóa hiện đại, vừa có thể cảm thán tạo hóa của thiên địa vạn vật, vừa có thể biện giải làm thế nào văn hóa Thái Cực thâm nhập vào trong gien văn hóa Thần truyền của văn minh chúng ta? Điều này cũng giống như sự xuất hiện của văn hóa chữ Vạn 卍, văn hóa Thái Cực vừa khớp được song hành quảng bá, chúng phải chăng vì xã hội và văn minh của hiện tại mà khải ngộ (soi sáng) cho con người làm thế nào để đối diện với hết thảy những gì đang phát sinh? Câu trả lời cũng hàm chứa nhân duyên sinh mệnh sở tại của mỗi cá nhân chúng ta.
Tác giả: Mai Hoa Nhất Điểm, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch
Ghi chú:
1. Đường triều Lí Bạch《Đoản ca hành》,xuất tự《 toàn đường thi》 quyển nhất lục tứ。
2. Bắc Tống Thiệu Ung《 An nhạc oa trung tứ trường ngâm》, xuất tự《 y xuyên kích nhưỡng tập》 quyển cửu。
3. Nguyên Minh Trương Tam Phong《 du Nga Mi tiểu lôi môn》, xuất tự《 Trương Tam Phong tiên sinh toàn tập‧ vân thủy tập》