Muốn chiến thắng, trước hết phải chuẩn bị tâm lý của một người chiến thắng.
Vào một ngày trời mưa, ông đi đón cháu gái từ trường về nhà. Vì mưa quá lớn, ông liền cõng cháu trên lưng rồi đi bộ về nhà. Ông là hàng xóm của tôi, mới về hưu năm ngoái, cả ngày rảnh rỗi. Đối với ông, việc đưa đón cháu gái là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Trong khoảng 2, 3 tháng đầu mọi chuyện vẫn ổn. Sau này, ông bắt đầu cảm thấy nhàm chán không thể chịu đựng được. Cuối cùng, ông cũng tìm được công việc tư vấn bán hàng cho một công ty đĩa ốc, một tuần đi làm 3 ngày.
Có rất nhiều người bạn cũng giống như ông, sau khi nghỉ hưu, nghỉ ngơi 1 năm rồi lại quay lại tìm việc làm.
Làm việc sau tuổi trung niên, người ta liệu có cảm nhận được sự vui vẻ?
Tuổi thọ của người hiện đại thường khá dài, sống đến khoảng 80, 90 tuổi. Nếu chỉ làm việc đến năm 50 tuổi rồi nghỉ hưu thì 30 năm sau biết làm gì cho hết ngày? Cả ngày chỉ ở nhà, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo thực sự là một thứ nhàn rỗi rất đáng sợ.
Những người bạn học của tôi thường nói: “Đi làm thì nhàm chán mà không đi làm càng nhàm chán hơn, vì thế vẫn nên đi làm thì hơn”. Khi quyết định đi làm, người ta cũng đối mặt với một sự lựa chọn khác: Phải làm việc một cách vui vẻ hay không vui vẻ?
Thị trường lao động hiện tại thực sự rất khó khăn, các ông chủ luôn mong đợi vào sự cố gắng của bạn, luôn mong bạn đưa ra các đề xuất, nỗ lực làm việc và không ngừng vươn lên trong công việc. Vì thế người ta có câu: “Không có bữa ăn nào là miễn phí cả”.
Vui vẻ mà hoàn thành công việc của mình mới có thể trở thành người chiến thắng. Khi đã quay lại làm việc, thái độ của bạn rất quan trọng. Bởi vì chỉ có niềm vui mới có thể lan truyền cảm hứng giữa những người đồng nghiệp.
Nếu cứ tính toán tiền ít việc nhiều, công việc quá nặng nhọc, không nhiều tiền như trước đây thì chẳng bao giờ bạn có thể thành công cả. Khi bạn không vui vẻ, đồng nghiệp không có tinh thần làm việc. Công việc cũng chẳng thể xuôi gió thuận buồm. Và hệ quả là rất nhanh sau đó bạn sẽ trở thành người thất bại.
Có người từng nói: Đầu tiên phải giải quyết tâm lý của mình rồi mới giải quyết sự việc.
Đối với nhiều người trung niên mà nói, cách sắp xếp cuộc sống sau tuổi 50 là một vấn đề phải xem xét cẩn thận. Khi đã đứng trên sân khấu thì phải có tâm lý diễn xuất. Niềm vui mang lại năng lượng, có năng lượng mới có thể sống lâu, hạnh phúc.
Còn bạn, đã bao giờ bạn nghĩ đến chuyện đó chưa?
Ngọc Linh
Theo Cmoney