Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!
Hiện tại đã là năm 2024, điều mà ĐCSTQ quan tâm nhất là: bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lực, bảo vệ tính mạng. Nói cách khác, ĐCSTQ lo lắng nhất về vấn đề an ninh.
Vậy thì, ĐCSTQ sợ ai nhất? Người xưa có câu: Nước có thể chở thuyền, nhưng cũng có thể lật thuyền. Điều mà ĐCSTQ sợ nhất chính là nhân dân Trung Quốc. Làm thế nào nhìn thấy?
Ở đây, chúng tôi nói về sáu điều dựa trên các báo cáo công khai từ các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
1. Bành Lập Phát đã đi đâu?
Vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, ba ngày trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, một cuộc biểu tình của người dân gây chấn động thế giới đã xảy ra ở Bắc Kinh, thành phố được thắt chặt an ninh nhất – Sự kiện cầu Tứ Thông.
Một người đàn ông đội mũ bảo hộ màu vàng, quần áo lao động màu cam treo biểu ngữ dài ở bên trái và bên phải cầu Tứ Thông ở quận Hải Điến, Bắc Kinh. Một trong số biểu ngữ viết:
“Không cần axit nucleic cần bữa ăn; Không cần cách mạng văn hóa cần cải cách; Không cần phong tỏa cần tự do; Không cần lãnh tụ cần tuyển cử; Không cần hoang ngôn cần tôn nghiêm; Không làm nô tài mà làm công dân”;
Anh còn dùng loa hét lên: “Chúng tôi muốn bữa ăn, chúng tôi muốn tự do, chúng tôi muốn tuyển cử”, bày tỏ yêu cầu bãi miễn Tập Cận Bình và những yêu cầu khác.
Khoảng 12h30 trưa hôm đó, người đàn ông bị cảnh sát còng tay, tống lên xe cảnh sát, và “mất tích” từ đó đến nay.
Cư dân mạng sau đó xác nhận tên người biểu tình là Bành Lập Phát (tên thật là Bành Tái Chu), nhân viên của Công ty Công nghệ Mạng Dưa Gang Bắc Kinh.
Các quan chức ĐCSTQ liên tục nói rằng họ “làm việc theo pháp luật”. Luật Tố tụng Hình sự của ĐCSTQ có quy định rõ ràng về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những người bị tình nghi phạm tội.
Bành Lập Phát bị cáo buộc vi phạm luật gì? Anh ấy có bị buộc tội không? Anh ấy có đang bị giam giữ hình sự không? Anh ấy đang bị giam ở đâu? Anh ấy đã được gặp luật sư chưa? Cuộc điều tra của Cục Công an về anh ấy đã kết thúc chưa? Cơ quan công tố có truy tố anh ấy không? Tòa án có xét xử vụ án của anh ấy không? Anh ấy có bị kết án không? Anh ấy có bị tra tấn không? Anh ấy đã chết hay còn sống?
Đây là những vấn đề được người dân Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Bành Lập Phát đã “mất tích” gần hai năm. Liên quan đến các vấn đề nêu trên, ĐCSTQ chưa tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho người dân Trung Quốc.
Tại sao ĐCSTQ lại vi phạm Hiến pháp và pháp luật một cách trắng trợn mà không thèm đáp lại những lo lắng của người dân Trung Quốc? Liệu ĐCSTQ, vốn luôn mồm tuyên bố đại diện cho nhân dân Trung Quốc, có tin tưởng nhân dân Trung Quốc không?
2. Ba mươi lăm năm đã trôi qua kể từ Sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989. ĐCSTQ vẫn còn sợ hãi điều gì?
Vụ thảm sát Thiên An Môn “ngày 4 tháng 6” năm 1989 do Đặng Tiểu Bình ra lệnh. Đã 35 năm trôi qua, ĐCSTQ đã và đang làm mọi cách để xóa đi ký ức của người dân Trung Quốc về vụ việc này, khiến nhiều thanh niên Trung Quốc ngày nay không hề biết đến vụ thảm sát “ngày 4 tháng 6”.
Tuy nhiên, cho đến năm nay, ngày 4 tháng 6 vẫn được ĐCSTQ gọi là “ngày nhạy cảm”, và ĐCSTQ vẫn tiến hành đủ loại biện pháp hoang đường khác nhau để “duy trì ổn định” vào ngày 4 tháng 6.
Vào ngày 6 tháng 6 năm nay, cựu nữ nhà báo Trung Quốc Cao Du đã đăng trên mạng xã hội X ở nước ngoài:
“Xa nhà tám ngày, khác với những năm trước, cũng khác với Lưỡng Hội năm nay, không liên quan gì đến du lịch, chỉ có thể nói là giống như ‘giám sát khu dân cư’.”
“Nơi ở đầu tiên, nhìn xa thấy hồ nước, nhìn gần chỉ có dãy núi. Ngoài cửa sổ là biệt thự, đi ra ngoài cũng là biệt thự. Nhìn khu biệt thự trong khe núi sao mà hào hoa đến vậy! Mua một số thực phẩm cơ bản phải lái xe qua lại 40km, trở về Bắc Kinh cũng hơn 80km.”
“Nơi thứ hai là ở trong khu danh lam thắng cảnh, lái xe vào phải báo trước biển số, đi qua khu danh lam thắng cảnh còn phải đi xe 7, 8km lên núi, cũng sắp xếp như vậy tại khu biệt thự. Ô tô chỉ có thể đậu ngoài cổng, còn biệt thự chúng tôi ở lại nằm ở lưng chừng núi, phải leo hàng trăm bậc thang để ra vào. Không giống như những năm trước, chỗ ở phải do Bắc Kinh sắp xếp. Có vẻ như tôi, một bà già 80 tuổi, đã vào rồi thì đừng có đi ra. Sáng sớm ăn một bát đậu phụ và hai quả trứng luộc đều là do cảnh sát mua lại khi họ lái xe đến khu danh la thắng cảnh.”
“Tôi không biết mình là ai trong số những người không được phép sử dụng WeChat? Năm ngoái, tài khoản của tôi đã bị chặn cho đến ngày 31/12. Vào ngày đầu năm nay, tôi không gửi một tin nhắn WeChat nào, và tôi lại bị chặn cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2024. Tôi chỉ có thể sử dụng các cuộc gọi điện thoại. Tám ngày sau khi tôi rời nhà, tôi nhận được cuộc gọi từ hai người bạn, mà cảnh sát đã lao từ tầng dưới lên tầng trên để ngăn cản tôi. Họ nói rằng tôi có những từ ngữ nhạy cảm trong cuộc gọi, và đồn cảnh sát đã gọi cho tôi! Tất nhiên là tôi sẽ không làm điều đó, và cãi nhau lớn với cảnh sát. Tôi đã nói với họ: Không có lần sau, tôi sẽ không ra nữa, một sự kiện Lục Tứ mà các người phải sợ chết khiếp đến thế, hãy để tôi đứng canh gác 24 giờ một ngày!”
Cao Du đã là một bà lão 80 tuổi, thứ nhất, bà không có “nòng súng” (quân đội), thứ hai, bà không có “lưỡi dao” (cỗ máy của chế độ độc tài), thứ ba, bà ấy không kiểm soát bất kỳ phương tiện truyền thông nào ở Trung Quốc, và bà ấy thậm chí không đủ sức để kiềm chế một con gà, liệu bà có thể gây ra mối đe dọa cho chính quyền ĐCSTQ không?
3. Tại sao giáo sư Dương Thiệu Chính bị sa thải?
Vào ngày 15 tháng 8 năm 2018, Dương Thiệu Chính, giáo sư tại Trường Kinh tế Đại học Quý Châu, đã bị nhà trường sa thải.
Dương Thiệu Chính là nhân tài đầu tiên được giới thiệu vào ngành kinh tế của Đại học Quý Châu, và đã giảng dạy tại Đại học Quý Châu trong hơn mười năm. Ngoại giới cho rằng việc trục xuất Dương Thiệu Chính có liên quan đến bài viết chỉ trích “công quỹ cung dưỡng đảng”.
Dương Thiệu Chính đã viết trong một bài báo: “Thu nhập từ thuế và tài sản nhà nước của toàn thể công dân hỗ trợ cho các nhân viên đảng vụ chuyên trách của tất cả các đảng phái chính trị và một số nhân viên công tác đoàn thể xã hội ngoài đảng, tổng cộng mỗi năm khoảng 20 triệu USD, thiệt hại ước tính đối với xã hội khoảng 20 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Nguồn tài nguyên khổng lồ như vậy thực sự có thể bỏ qua sao?”
ĐCSTQ là một trong số cực tiểu đảng trên toàn thế giới sử dụng tiền của người nộp thuế để cung dưỡng cho đảng. Đây là lý do quan trọng khiến Trung Quốc có gánh nặng thuế nặng nhất thế giới.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, tiền thuế của người dân chỉ cung dưỡng cho quan chức chính phủ, chứ không cung dưỡng cho quan chức đảng.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, ngoài quan chức chính phủ, còn có một hệ thống quan viên khổng lồ của đảng, trong đó bao gồm các cấp ủy đảng, các tổ đảng, ủy ban kiểm tra kỷ luật, ủy ban chính trị pháp luật, các bộ tổ chức, bộ tuyên truyền, bộ thống chiến, bộ liên hệ đối ngoại v.v. cũng như các tổ chức trực thuộc đảng như Đoàn Thanh niên Cộng sản, Công đoàn, Liên đoàn phụ nữ…
Tại “Lưỡng Hội” năm 2021, Lý Đông Ngọc, ủy viên Chính hiệp toàn quốc của ĐCSTQ và phó chủ tịch Chính hiệp Tỉnh ủy Thiểm Tây, đã tiết lộ trong đề xuất của mình rằng tỷ lệ quan chức so với công dân ở một quận nào đó vào năm 2019 cao tới 1:5, tức là 5 người dân phải cung dưỡng một quan chức.
Bởi vì “công quỹ cung dưỡng đảng”, gánh nặng thuế của người dân Trung Quốc lớn hơn nhiều so với người dân ở hầu hết các nước trên thế giới. Đây là ngọn núi lớn đè nặng lên đầu người Trung Quốc.
Là một học giả, Dương Thiệu Chính chỉ nói sự thật theo lương tâm, nhưng ĐCSTQ đã đe dọa tước đi “bữa ăn” của ông để buộc ông phải ngậm miệng!
4. ĐCSTQ không thể công bố tài sản của quan chức ra công chúng
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, năm 2016, 153 quốc gia và khu vực trên thế giới đã thiết lập hệ thống kê khai, công bố tài sản quan viên.
Vào tháng 10 năm 1995, phó thủ tướng Thụy Điển Salin bị buộc phải từ chức sau khi bị giới truyền thông vạch trần việc sử dụng thẻ tín dụng công vụ của mình để mua sôcôla trị giá hàng chục kronor.
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hành công khai tài sản quan viên. Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia liêm khiết nhất thế giới.
Năm 1994, “Luật kê khai thu nhập tài sản” được đưa vào dự án lập pháp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ. Nhưng ba mươi năm đã trôi qua, mà Luật kê khai thu nhập tài sản của quan chức ĐCSTQ vẫn chưa được ban hành.
Trịnh Dã Phu, giáo sư Đại học Bắc Kinh, từng đăng bài viết kiến nghị 7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ làm gương đứng đầu trong việc kê khai tài sản của mình. Nhưng cho đến nay, chưa có ai trong 7 ủy viên Ban Thường Bộ Chính trị tiết lộ tài sản của mình.
ĐCSTQ luôn nói rằng bản thân họ không có lợi ích đặc biệt nào ngoại trừ lợi ích của nhân dân, rằng các quan viên của ĐCSTQ là “công chức của nhân dân”, “toàn tâm toàn ý vì nhân dân phục vụ”.
Tuy nhiên, “đầy tớ nhân dân” lại không dám tiết lộ tài sản của mình cho nhân dân.
Tại sao? Bởi vì ĐCSTQ là đảng tham nhũng nhất thế giới kể từ thời Giang Trạch Dân.
5. Tại sao ĐCSTQ lại chi tiêu số tiền khổng lồ để xây dựng Bức tường lửa vĩ đại?
Người xưa nói: Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám. Ý tứ nếu nghe cả hai tai, thì sẽ minh bạch, chỉ nghe một bên, thì sẽ tối tăm.
Một cá nhân chỉ khi có thể được tự do tiếp thu mọi khía cạnh của thông tin, sau đó thông qua sàng lọc, so sánh và phân tích, người đó mới có thể đưa ra phán đoán chính xác hơn.
Chính phủ của tất cả các quốc gia và khu vực có tự tin trên thế giới ngày nay đều cho phép người dân ở quốc gia và khu vực của họ được tự do lấy thông tin từ Internet.
Chính phủ Mỹ có niềm tin như vậy, chính phủ Đài Loan có niềm tin như vậy, ngay cả chính phủ Việt Nam cũng có niềm tin như vậy, nhưng ĐCSTQ thì không.
Kể từ cuối những năm 1990, ĐCSTQ đã chi số tiền khổng lồ để xây dựng Bức tường lửa vĩ đại, biến Internet quốc tế thành mạng cục bộ của ĐCSTQ, và nhốt hàng trăm triệu người Trung Quốc trong Bức tường lửa vĩ đại, khiến họ không thể nhìn, nghe, hoặc liên hệ với thế giới bên ngoài để biết thông tin thực tế, mà chỉ có thể nghe tuyên truyền “một tiếng nói” của ĐCSTQ.
Vô số kinh nghiệm và bài học lịch sử và thực tế đã chứng minh rằng “một tiếng nói” của ĐCSTQ đều là dối trá, lớn tiếng và nói suông.
ĐCSTQ đã chi một số tiền khổng lồ để xây dựng Bức tường lửa vĩ đại. Mục đích cơ bản của nó là ngăn chặn người dân Trung Quốc biết được thông tin sự thật, để ĐCSTQ có thể dùng những lời dối trá để tẩy não người dân Trung Quốc.
ĐCSTQ tuyên bố “tự tin con đường, tự tin lý luận, tự tin thể chế, tự tin văn hóa”, nhưng nó không dám cho phép nhân dân Trung Quốc tự do truy cập Internet.
6. Phí duy trì độ ổn định cao ngất trời
Lưu Lệ, một người dân khởi kiện ở phố Bát Nhất Hồng Lăng, quận Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, người được ra tù vào ngày 4 tháng 7 năm 2021, trong hồ sơ vụ án của mình, đã nhìn thấy “Thuyết minh tình huống chi phí duy ổn Lưu Lệ” do chính quyền địa phương ban hành. Trong đó viết rằng từ năm 2009 đến năm 2020, ĐCSTQ đã chi hơn 2,08 triệu nhân dân tệ phí duy trì sự ổn định cho một mình bà.
Vào tháng 5 năm 2020, thủ tướng lúc đó là Lý Khắc Cường cho biết 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ. Đối với 600 triệu người Trung Quốc này, 2,08 triệu nhân dân tệ là một số tiền khủng khiếp.
Nhưng em gái của Lưu Lệ, Lưu Di, lại cho biết: “Vụ án của bố tôi (vấn đề thương tật trong lao động) đã 12 năm rồi mà vẫn hiện tại vẫn chưa giải quyết được, huyện cũng không giải quyết cho ông, cứ như vậy, đi đi về về, cuối cùng người ta nói rằng nó không nằm trong tầm kiểm soát của họ.”
ĐCSTQ chi 2,08 triệu nhân dân tệ để duy trì ổn định nhưng vấn đề gì cũng không giải quyết được. Tất cả số tiền này đã đi đâu?
Bản “Thuyết minh tình huống” cũng cho biết đường phố và thôn đã trả cho gia đình Lưu hơn 230.000 nhân dân tệ để “hỗ trợ xóa đói giảm nghèo”, nhưng gia đình Lưu không nhận được một xu nào.
Bản “Thuyết minh tình huống” cũng cho biết, 49.870 nhân dân tệ đã được trả cho việc điều trị cho cha của Lưu Lệ là Lưu Thụ Nghĩa tại Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 10 năm 2019. Tuy nhiên, Lưu Thụ Nghĩa đã qua đời vào ngày 6 tháng 11 năm 2018. Làm sao có thể có khoản chi phí như vậy?
Bản “Thuyết minh tình huống” còn bao gồm một số tiền mà Lưu Lệ đã chi để duy trì sự ổn định sau khi đến Bắc Đới Hà. Tuy nhiên, Lưu Lệ chưa bao giờ đến Bắc Đới Hà. Ai đã liệt kê số tiền này? Rốt cuộc nó đã rơi vào túi ai?
Lưu Lệ đã đến văn phòng phó huyện tìm nguyên phó bí thư phụ trách kiến nghị về “Thuyết minh tình huống” này, và yêu cầu công khai thông tin về khoản phí duy trì ổn định 2,08 triệu đồng. Nguyên phó bí thư nói, việc này không thể làm được, cho dù tra ra cũng sẽ không cho các người xem.
Khi đề cập đến những vấn đề liên quan mật thiết đến lợi ích của người dân Trung Quốc như con người, tài, vật, thì phương pháp nhất quán của ĐCSTQ là “hoạt động bí mật”, đối với trăm họ, nó lừa được ai liền lừa, có thể lừa liền lừa, có thể lộng hành liền lộng hành, có thể cướp được xu nào liền cướp.
ĐCSTQ không thể tiết lộ khoản phí duy trì ổn định 2,08 triệu nhân dân tệ này cho người dân Trung Quốc. ĐCSTQ càng không thể tiết lộ cho người dân Trung Quốc biết tình hình thực tế về chi phí duy trì sự ổn định ở các khu vực, ban ngành và thậm chí cả nước.
Ngay cả nếu ĐCSTQ công khai “phí duy trì ổn định”, số tiền cũng rất kinh ngạc.
Năm 2020 là năm xảy ra đại dịch. Theo báo cáo của Nikkei Asia, chi phí duy trì ổn định của ĐCSTQ dưới danh nghĩa chi tiêu cho an ninh công cộng đã lên tới 210 tỷ USD, không chỉ tăng hơn gấp đôi sau 10 năm, mà còn cao hơn 7% so với chi tiêu quân sự trong cùng năm.
Kể từ Đại hội 20 của ĐCSTQ vào năm 2022, ĐCSTQ đã đặt ưu tiên hàng đầu là bảo vệ đảng, bảo vệ quyền, bảo vệ tính mạng. Điều này cũng có nghĩa là chi phí duy trì sự ổn định thực tế của ĐCSTQ chắc chắn cao hơn trước Đại hội 20.
Chi phí duy trì sự ổn định vượt quá chi phí quân sự có nghĩa là gì? Nó cho thấy ĐCSTQ coi người dân Trung Quốc là kẻ thù lớn nhất của mình.
Mặc dù bề ngoài ĐCSTQ có vẻ lớn mạnh, nhưng trên thực tế, ngoài cường trong cạn, ĐCSTQ sợ nhất là bị nhân dân Trung Quốc đòi mạng.
- Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch