Đại Kỷ Nguyên

Bộc lộ chân tướng tiền kiếp của hòa thượng Hư Vân

Bộc lộ chân tướng kiếp trước của hòa thượng Hư Vân – cao tăng đệ nhất Trung Quốc cận đại, không khỏi cảm thán Phật duyên sao mà thâm viễn; 112 tuổi thần du Phật quốc, được diện kiến Phật Di Lặc, trong cái chết mà phục sinh.

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Những gì chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị ngày hôm nay là câu chuyện về vị cao tăng đệ nhất Trung Quốc cận đại – hòa thượng Hư Vân. Cuộc đời của hòa thượng Hư Vân có thể được gọi là một huyền thoại, ông đã trải qua 5 đời hoàng đế nhà Thanh là Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, tận mắt chứng kiến những biến hóa cự đại tang thương và chiến loạn trăm năm của Trung Quốc. Hòa thượng Hư Vân ở tuổi 112 từng nhiều lần bị đánh chí mạng, nhưng ông vẫn sống sót và hồi phục một cách thần kỳ, khiến những kẻ thủ ác trời không tha đất không sợ cũng phải sinh tâm kính úy. Điều càng thần kỳ hơn nữa, là ông đã được thần du Phật quốc, tận mắt nhìn thấy dung mạo tôn nghiêm của Phật Di Lặc.

Sự ra đời thần kỳ

Một người phi thường được chủ định để xuất sinh phi thường. Hòa thượng Hư Vân, tục họ Tiêu, là hậu duệ của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Phụ thân của ông, Tiêu Ngọc Đường, vào thời kỳ Thanh triều làm quan ở châu Vĩnh Xuân, cụ và phu nhân Nhan Thị đã qua tuổi 40 mà vẫn chưa có con, thập phần cấp bách. Vì vậy Nhan Thị liền đến chùa Quan Âm cầu cúng, xin Quan Âm cho sinh con trai. Vào ban đêm, Nhan Thị có một giấc mơ, trong mơ nhìn thấy một ông già với bộ râu dài, mặc áo bào xanh, đầu đội Quan Âm thân cưỡi hổ mà đến, nhảy một phát lên giường và nằm xuống. Sáng hôm sau trở dậy, Nhan Thị đem giấc mơ kể với phu quân Tiêu Ngọc Đường, ai ngờ, Tiêu Ngọc Đường nghe thấy kinh ngạc, bởi ông cũng có một giấc mộng y chang! Có vẻ như việc cầu tự là có hy vọng.

Quả nhiên, không lâu sau, Nhan Thị mang thai. Sau mười tháng mang thai, đứa trẻ cuối cùng cũng chào đời. Nhưng mọi người đều sửng sốt. Vì sao? Bởi vì thứ mà Nhan Thị sinh ra không phải là một anh nhi, mà là một bọc thịt. Nhan Thị vừa kinh vừa sợ, rồi vì uất khí mà chết. Đột nhiên, một hỉ sự lại biến thành tang sự, mọi người đều cảm thấy quái thai này là một điềm xấu, chuẩn bị vứt bỏ nó vào ngày hôm sau. Ai ngờ, đúng lúc này, một ông lão bán thuốc bước tới, sau khi hỏi han rõ ràng tình huống, có vẻ như ông đã sớm biết chuyện này là thế nào, cầm dao xẻ đôi bọc thịt, một bé trai béo múp xuất lai. Cậu bé này sau này là hòa thượng Hư Vân.

Hư Vân từ nhỏ đã thông minh phi thường, nhưng ông với công danh thế gian không có chút hứng thú, mà thay vào đó vô cùng yêu thích kinh Phật, năm 17 tuổi, ông len lén xuất gia đi tu, nhưng giữa đường bị người nhà ngăn lại.

Để buộc chặt trái tim của Hư Vân, cha ông đã quyết định bắt ông lấy vợ, cưới một lần hai người vợ là Điền Thị và Đàm Thị. Mặc dù không cách nào chống đối cha mình, nhưng Hư Vân không định thỏa hiệp. Vào đêm tân hôn, ông hướng tới hai người vợ mà hoằng dương Phật pháp, mà Điền Thị và Đàm Thị cũng là những người rất có huệ căn, lập tức liền có thể lĩnh ngộ, cứ như thể họ chính là Đại Ca Diếp và Diệu Hiền chuyển sinh vậy, trên là danh nghĩa vợ chồng, nhưng kỳ thực không là vợ chồng, biến nhà thành tịnh quán để thanh tu.

Một năm sau, Hư Vân lưu lại “bài hát túi da” cho hai người vợ của mình, chỉ ra rằng thân thể con người không gì khác ngoài một chiếc túi da, tu đắc chính quả mới là điều trọng yếu nhất, sau này thuận lợi hãy xuất gia ở chùa Dũng Tuyền ở Phúc Châu Cổ Sơn. Hai người vợ của ông sau đó cũng tương kế xuất gia.

Xem video tại đây

Tô Đông Pha chuyển thế?!

Có lẽ bởi vì hòa thượng Hư Vân có những thành tựu phi phàm và có kinh nghiệm hôn nhân rất giống với Đại Ca Diếp, nên một số người sau đó đã suy đoán liệu hòa thượng Hư Vân có phải là chuyển thế của Đại Ca Diếp hay không. Tuy nhiên, chúng tôi đã giới thiệu trong chuyên mục trước đây, rằng theo lời chỉ thị của Đức Phật Thích Ca, Đại Ca Diếp lưu lại nhân gian để chờ Đức Phật Di Lặc, không nhập luân hồi, vì vậy, hòa thượng Hư Vân có lẽ không phải là Đại Ca Diếp.

Trưởng lão Tịnh Huệ, một đệ tử của hòa thượng Hư Vân, sau này tiết lộ rằng lão hòa thượng nguyên lai là chuyển thế của một đại sư núi Hàm Sơn, một trong bốn đại cao tăng triều Minh. Làm thế nào biết điều này?

Nguyên lai là vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 23 (năm 1934), khi hòa thượng Hư Vân trùng tu lại chùa Nam Hoa ở Tổ Đình, Tào Khê, từng đứng trước tượng nhục thân bất hoại của đại sư Hàm Sơn thắp một nén hương và đọc một bài thơ: “Kim Đức Thanh, cổ Đức Thanh, kim cổ tương phùng hoán liễu hình. Phật pháp hưng suy thính thời tiết, nhập lâm nhập thảo bất tằng đình.”

Đại sư Hàm Sơn có pháp hiệu là Đức Thanh, pháp hiệu của lão hòa thượng Hư Vân cũng là Đức Thanh. Trong luân hồi sinh sinh thế thế, chỉ hoán đổi nhục thân. Hiện tại, “kim Đức Thanh” đang sống đang đứng trước nhục thân bất hoại của “cổ Đức Thanh” xưa kia, chính là “kim cổ tương phùng hoán liễu hình”. Khi đại sư Hàm Sơn năm đó đến Nam Hoa tự, ông vẫn còn là một xung quân (lính thú), lấy thân phận của người phục hình để đến chùa Nam Hoa, giúp cho lục tổ đạo tràng chấn hưng trở lại. Hiện tại lão hòa thượng Hư Vân đi đến chùa Hư Vân, lại lần nữa chấn hưng đạo tràng. Thực là “Phật Pháp hưng suy thính thời tiết, nhập lâm nhập thảo bất tằng đình.”

Một lần khác, có người lấy cuốn “Lăng già Kinh chú giải” để thỉnh giáo hòa thượng Hư Vân, ai ngờ lão hòa thượng buột miệng: Đó là khi tôi ngồi trong thủy lao viết nó ra. Nhưng hòa thượng Hư Vân chưa bao giờ ngồi trong thủy lao, trái lại là đại sư Hàm Sơn vì bị kết tội tư nhân tu bổ chùa chiền, bị sung quân đến Nam Hải ngồi trong thủy lao, nước trong thủy lao cao quá đầu gối. Đại sư Hàm Sơn phải đứng trong thủy lao tám tiếng một ngày, sau khi trở về ông đã viết “Lăng già kinh chú giải”. Bởi vậy, đây là hòa thượng Hư Vân tự mình tiết lộ kiếp trước của bản thân.

Và xuất thân của đại sư Hàm Sơn cũng không hề tầm thường. Ông đã từng viết trong “Mộng du tuyển ‧ Thị linh châu kính thượng nhân” rằng đã từng leo lên đỉnh Môn Diệu Cao Phong trên biển, trong thiền định tiến nhập vào một cảnh giới sâu rộng, nhìn thấy quá khứ của Tô Đông Pha. Sau đó, ông biết được rằng đây là thông tin tiền kiếp được lưu tồn. Sau đó, liền du vãng tới nơi Tô Đông Pha từng cư ngụ, đọc những bài thơ của ông ấy, cảm thán vạn pháp như mộng như huyễn, nhân sinh cũng y chang như trong mộng huyễn hóa vậy.

Vì vậy, hậu nhân căn cứ theo theo lời tự thuật của đại sư Hàm Sơn, mới biết rằng ông chính là chuyển thế của Tô Đông Pha, một đại văn hào thời Bắc Tống. Và Tô Đông Pha là chuyển thế của hòa thượng Ngũ Giới mà đến. Bằng cách này mà nói, Phật duyên của hòa thượng Hư Vân quả là thâm viễn, ông căn cơ thâm hậu, không cần phải nói thêm.

Thần tích không thể giải thích

Sau khi hòa thượng Hư Vân đắc đạo khai ngộ, có rất nhiều sự tình thần kỳ đã phát sinh trên thân ông, những thứ này dùng khoa học hiện đại là hoàn toàn không thể giải thích được. Dưới đây là một số ví dụ kinh điển nhất muốn chia sẻ với quý vị.

Cuối xuân cầu tuyết, giải hạn ngừng dịch

Vào năm thứ mười của Trung Hoa Dân Quốc, tức là vào mùa thu năm 1921, một trận dịch bạch hầu đã phát sinh ở Vân Nam, và hàng ngàn người đã chết vì nhiễm bệnh. Đến cuối mùa xuân năm thứ hai, dịch bệnh vẫn chưa dừng lại, bách tính đã tử vong vô số. Ngoài dịch bệnh, lúc đó ở Vân Nam lại hạn hán, nhiều tháng liền không có mưa, tướng lãnh quân phiệt là Đường Kế Nghiêu đến chùa Hoa Đình thỉnh hòa thượng Hư Vân cầu mưa.

Chùa Hoa Đình nằm ở bờ Tây của hồ Côn Minh, từng vì lâu năm không được tu sửa, nên bị bán cho người ngoài, sau đó, với sự hỗ trợ của Đường Kế Nghiêu, ngôi chùa đã được mua lại, giao cho hòa thượng Hư Vân trụ trì, và được trùng tu lại. Sau đó, tấm bia cổ được đào lên trong đất có khắc hai chữ “Vân Thê”, vì vậy nó được đổi tên thành Vân Thê tự.

Hư Vân thiết đàn cầu mưa suốt ba ngày, quả nhiên trời giáng mưa to giải tỏa hạn hán, nhưng dịch họng vẫn lan tràn. Vì vậy, Đường Kế Nghiêu nói với hòa thượng Hư Vân: “Tôi nghe nói tuyết có thể ngăn cản các bệnh về họng, nhưng bây giờ đã là cuối xuân, làm sao có thể cầu tuyết rơi được?” Hư Vân nói, “Tôi đến thiết đàn, ngài phải hết lòng thành tâm cầu nguyện thì mới được.” Vì vậy, Đường Kế Nghiêu đã mộc dục trai giới, cùng Hư Vân tụng Kinh. Một ngày sau, trời giáng tuyết rơi dày đặc, tuyết dày hơn một thước. Trận tuyết lớn đã thực sự ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch. Đương thời, chúng nhân đều thâm cảm uy lực của Phật Pháp, thực là không thể nghĩ bàn.

Thần du Phật quốc, tử nhi phục sinh

Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền vào năm 1949, hòa thượng Hư Vân 110 tuổi tu hành tại chùa Vân Môn ở Quảng Đông. Năm 1951, hòa thượng Hư Vân chủ trì buổi truyền giới vào mùa xuân, sau khi nghe tin, người đến cầu giới rất nhiều, lúc đó chùa Vân Môn có hơn 120 người. Nhưng vào thời điểm đó, ĐCSTQ đang phát động một chiến dịch toàn quốc “trấn áp phản cách mạng”. Chính quyền ĐCSTQ, vốn tín phụng vô thần luận, đối với việc hòa thượng Hư Vân đức cao vọng trọng không tiếc công sức hoằng dương Phật Pháp cùng rất nhiều tín chúng kiền thành, ĐCSTQ từ lâu đã vô cùng bất mãn, muốn tìm lý do để dẹp bỏ, vì vậy đã lấy cớ chùa Vân Môn tàng chứa vũ khí, điện đài, vàng bạc, phái hàng trăm người đến bao vây ngôi chùa vòng trong vòng ngoài. 

Đầu tiên chúng giam hòa thượng Hư Vân trong phòng của sư trụ trì, phái một số người đến canh gác. Tiếp sau đó, các tăng nhân khác bị giam trong thiền đường và Pháp đường. Sau đó chúng bắt đầu lục soát khắp nơi, trên thì lên đến nóc chánh điện, dưới thì xuống tới gạch lát nền, kim tượng Phật Tổ, pháp khí kinh tàng, tất cả đều bị chúng sảo tra và tiêu hủy. Sau hai ngày điều tra không tìm thấy gì, chúng liền bắt tăng nhân ra tra tấn khốc hình để bức cung. Tổng cộng 26 người đã bị bắt trong vòng vài ngày, một trong số đó đã bị đánh chết. Sau mười ngày quần thảo vẫn không thấy tội chứng gì, những kẻ này bắt đầu trút thịnh nộ lên hòa thượng Hư Vân.

Vào ngày 1 tháng 3, chúng nhốt hòa thượng Hư Vân trong một gian phòng khác, đóng cửa ra vào và cửa sổ, không cho ăn uống, cũng không cho phép ông đi vệ sinh. Đến ngày 3 tháng 3, 10 tráng nhân xông vào phòng, bức hòa thượng Hư Vân giao nộp vàng, bạc và súng ống. Sau khi hòa thượng Hư Vân trả lời “không có”, chúng bắt đầu hạ độc thủ đánh Hư Vân. Đầu tiên là dùng gậy gỗ, sau đó là gậy sắt, Hư Vân bị đánh máu chảy khắp mặt, gãy cả xương sườn. Khi chúng hành ác, Hư Vân vẫn ngồi đả tọa nhập định, nhắm mắt không nhìn, mím môi không nói. Những ác nhân này đánh hòa thượng Hư Vân bốn trận một ngày, cuối cùng chúng hất ông xuống đất, thấy tính mạng ông nguy hiểm, chúng cho rằng ông nhất định sẽ chết mới bỏ đi. Kết quả là vào ngày 5 tháng 3, khi Hư Vân được phát hiện còn sống, chúng lại đánh ông một lần nữa. Buổi tối, các đệ tử khiêng hòa thượng Hư Vân lên tháp thượng ngồi thiền, Hư Vân đoan tọa nhập định, đến sáng ngày 10 tháng 3, Hư Vân dần dần nằm nghiêng, y hệt tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn. Một ngày một đêm không động tĩnh gì. Đệ tử thủ hộ đặt đèn cỏ dưới mũi hòa thượng Hư Vân, kiểm tra nhịp thở, phát hiện ông không còn thở nữa. Cầm tay trái và tay phải của Hư Vân bắt mạch thì không thấy mạch đập. Lúc này, nước da của Hư Vân vẫn giống như bình thường, trên người vẫn còn hơi ấm.

Sáng hôm sau, đệ tử thủ hộ đột nhiên nghe thấy tiếng rên rỉ yếu ớt của hòa thượng Hư Vân, theo đó ông mở mắt ra. Đệ tử nói với ông rằng ông đã tắt thở một ngày, nhưng Hư Vân cảm thấy mới chỉ có mấy phút trôi qua. Ông dặn dò đệ tử ghi chép lại kinh nghiệm trong ngày, dặn dò không được nặng nhẹ với người ngoài, kẻo dẫn đến tai họa.

Hòa thượng Hư Vân kể lại: “Trong mộng, tôi đến Tusi (Đâu Suất) nội viện, nơi đó trang nghiêm và tráng lệ, hết thảy đều không thuộc sở hữu của thế gian. Nhìn thấy Di Lặc ngồi trên Pháp tọa thuyết Pháp, trước mặt có rất nhiều người nghe, trong đó có mười mấy vị là người tôi đã quen từ trước… Tôi hướng tới họ tỏ lòng thành kính, họ chỉ vào chiếc ghế trống thứ ba ở phía đông và bảo tôi ngồi ở đó. Anan tôn giả ngồi rất gần tôi. Khi còn chưa nghe đức Di Lặc giảng xong Pháp, đức Di Lặc đã chỉ vào tôi và nói: ‘Con hãy quay về đi!’ Tôi hồi đáp: ‘Đệ tử nghiệp chướng thâm trọng, không muốn quay lại!’ Di Lặc liền nói: ‘Con nghiệp duyên chưa dứt, phải quy hồi, rồi sau quay lại.’”

Bất đắc dĩ, hòa thượng Hư Vân từ Phật giới đành phản hồi trở về nhân gian.

Đức Phật Di Lặc cũng đã khai thị đặc biệt cho hòa thượng Hư Vân, nhưng Hư Vân nói rằng ông không thể nói điều đó vào lúc này.

Những thần tích mà Hư Vân triển hiện, khiến những kẻ côn đồ bức hại ông cảm thấy bất khả tư nghị. Chúng hỏi tăng nhân: “Tại sao lão tăng bị đánh không chết?” Tăng nhân nói: “Lão hòa thượng vì chúng sinh mà chịu khổ. Vì các người mà tiêu họa. Đánh không chết. Sau này sẽ tự biết.” Những kẻ côn đồ sau đó tâm sinh kính sợ, không còn dám hạ độc thủ nữa.

Sau đó, sau khi cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với tăng chúng ở chùa Vân Môn được ngoại giới biết đến, cuộc bức hại Hư Vân của ĐCSTQ đã tạm thời được kiềm chế. Sự tình này sau đó được gọi là “Sự biến Hư Vân”.

Bí ẩn xá lợi tử

Đệ tử thân cận của hòa thượng Hư Vân, hòa thượng Tuyệt Vân, đã giới thiệu những sự kiện trong những năm cuối đời của hòa thượng Hư Vân trong cuốn “Tuyệt Vân pháp sư khai thị lục”. Từ năm 1956 đến năm 1958, hòa thượng Hư Vân thường sinh bệnh phát sốt, vết thương cũ và xương gãy trong “sự biến Hư Vân” thường xuyên đau nhức không ngừng. Hòa thượng Hư Vân thường nằm trên giường rên rỉ. Dù vậy nhưng khi có người đến thăm, hòa thượng Hư Vân lập tức ngồi dậy song bàn, tinh thần rất tốt, có thể nói chuyện với mọi người ba bốn tiếng đồng hồ, trông không hề giống như người có bệnh. Nhưng ngay sau khi người khách rời đi, ông lại nằm xuống và rên rỉ. Đệ tử của Hư Vân nghĩ thật kỳ quái, liền hỏi ông là chuyện gì? Hư Vân đáp: “Đây là nghiệp chướng. Lão Diêm Vương không quản được ta, ta muốn dậy liền ngồi dậy được, không muốn dậy thì không ngồi dậy được.”

Sau năm 1958, hòa thượng Hư Vân nói với các đệ tử rằng bản thân ông muốn ra đi. Chúng đồ rất buồn, hỏi ông tại sao ông lại muốn ra đi. Hư Vân nói: “Các con không biết, sau này sẽ còn cái tội mười năm. Thật khó chịu!” Đương thời mọi người đều không hiểu ra sao, mãi cho đến khi phát sinh hạo kiếp 10 năm của Cách mạng Văn hóa, mọi người mới biết hòa thượng Hư Vân sớm đã dự tri trước chuyện đó.

Đến năm 1959, tình trạng của hòa thượng Hư Vân bắt đầu thêm trầm trọng, đến tháng 3, ông chỉ ăn một bát cháo nhỏ vào buổi sáng và buổi trưa. Có người đưa bác sĩ đến khám cho hòa thượng Hư Vân, nhưng ông đuổi bác sĩ đi và nói: “Thế duyên đã tận.”

Vào ngày 12 tháng 9 năm 1959, hòa thượng Hư Vân viên tịch, trong khoảng một tháng sau đó, rất nhiều tăng nhân đã nhìn thấy một mảng ánh sáng lớn xuất lai từ túp lều tranh và hướng về chính điện, chỉ nhìn thấy vòng hào quang sáng đẹp, không thấy bất kỳ cảnh tượng nào, tiến vào chính điện rồi, vòng hào quang mới dần dần biến mất. Ngày 19 tháng 9 đóng quan, ngày hôm sau hỏa táng, dự kiến ​​3 ngày sau sẽ mở lò để lấy tro cốt xá lợi. Không ngờ hôm sau, trên núi ngoài Triệu Châu xảy ra hỏa hoạn, gần trăm người sống trên núi, tăng nhân đều đến dập lửa, trong chùa chỉ còn lại một số người già yếu, bệnh tật… Trong số đó, có hòa thượng Khoan Hoài, hòa thượng Khoan Khắc và những người khác, chạy đến bên lò hóa thân để nhìn vào, thấy tro cốt sau hỏa táng của hòa thượng Hư Vân vẫn ngồi nguyên không đổ, trông giống như một người đang sống ngồi trong đó. Họ cảm thấy kỳ quái bèn thuận tay nhặt một mảnh ngói nhỏ ném vào tro cốt, toàn bộ khối tro cốt liền đổ xuống. Hòa thượng Khoan Hoài vươn tay nắm lấy một nắm tro, nhìn thấy vài viên xá lợi sáng ngời, lập tức hưng phấn hô lên.

Một lúc sau, những người cứu hỏa lục tục quay lại, nghe nói có xá lợi tử trong tro cốt của hòa thượng Hư Vân, liền chạy đến, tranh nhau nắm lấy một nắm tro cốt rồi chạy lên một nơi hẻo lánh trên núi. Mấy chục người đều làm như vậy, có một vài hạt xá lợi trong mỗi nắm tro cốt, ít thì có một hai hạt, to nhỏ khác nhau, màu sắc khác nhau, hầu hết có màu trắng và trong như pha lê. Vì vậy, không thể đếm được có bao nhiêu xá lợi tử trong tro cốt của hòa thượng Hư Vân.

Đương thời, rất nhiều người nhìn thấy hòa thượng Hư Vân đoan tọa niết bàn trong xá lợi tử, thậm chí có người còn nhìn thấy rõ đôi lông mày dài của ông. Những hạt xá lợi đó hiện tại vẫn được cất giữ trong bảo tháp.

Lúc đó, có một số kẻ muốn hủy báng hòa thượng Hư Vân, cho rằng những viên xá lợi này là do hổ phách đốt ra. Vì vậy, ai đó đã cố gắng cho hổ phách vào lửa và đốt, kết quả đều biến thành tro. Về tính xác thực của xá lợi tử, trước đó chúng tôi đã có giới thiệu đặc biệt trong chuyên mục đặc biệt: Bí ẩn thân thể ngàn năm bất hoại của các cao tăng đắc đạo, các bạn quan tâm có thể vào xem.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version