Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng khởi Pháp Luân Công, gần đây đã chỉ ra, rằng trong ba năm xảy ra đại dịch vừa qua, ước khoảng 400 triệu người đã chết ở Trung Quốc. Chiểu theo cổ nhân Trung Quốc giảng, một sự biến thiên xã hội to lớn như vậy chính là sự xuất hiện của đại kiếp nạn, và báo hiệu những thay đổi cự đại đang đến.
400 triệu người chết, nghe có vẻ sửng sốt, nhưng tính chi tiết ra thì có thể không quá ồn ào. Có hơn 35.000 bệnh viện ở Trung Quốc và hơn 36.000 trung tâm y tế thị trấn. Trong 3 năm qua, kể từ khi đại dịch hoành hành, nếu trung bình mỗi bệnh viện, trung tâm y tế có 6 ca tử vong mỗi ngày vì dịch, thì tổng số tử vong sẽ lên tới hơn 460 triệu người. Điều này chưa bao gồm những người chết tại các phòng khám cộng đồng vì không thể cứu trị mà tử vong, cho đến những địa khu vùng sâu vùng xa thiếu thuốc thiếu bác sĩ, vì không cách nào đưa họ đến bác sĩ mà chết tại nhà.
Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh” có câu nói: “Thiên địa bất nhân, coi vạn vật như chó rơm”, đây là một lời giải thích thích hợp cho những biến hóa thiên tượng hiện nay.
Làm thế nào để hiểu hàm nghĩa đằng sau những biến hóa thiên tượng này?
Nền văn hóa Trung Quốc kể từ thời Xuân Thu đã xuất hiện hàng trăm trường phái tư tưởng, và một trong những suối nguồn quan trọng nhất của các trường phái tư tưởng này là những cách giải thích khác nhau về bốn chữ “Thiên địa bất nhân” của Đạo gia. Khổng Tử kiến lập tư tưởng nhân đạo của Nho gia lấy nhân nghĩa làm cốt lõi. Nhưng đối với Khổng Tử mà nói, “Thiên” mà bản thân ông tín ngưỡng, trong trình tự “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo”, nghĩa là người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo của Đạo gia, thì Thiên cũng được xếp dưới Đạo, nó có tính cục hạn không thể vượt qua.
Vì vậy, để lý giải được mục đích của những cảnh báo thiên tượng hiện nay, chúng ta có lẽ nên bắt đầu nói từ bốn chữ “Thiên địa bất nhân”.
Tính cục hạn của nhân ái
Nhân ái, với tư cách là tiêu chí giá trị giữa con người với nhau ở tầng diện nhân đạo trong Nho giáo, là chịu tính cục hạn của nhân đạo mà tồn tại.
Ví dụ nói, nếu con bạn cùng một nhóm trẻ rơi xuống sông, bạn sẽ cứu con mình trước hay cứu con người khác?
Một ví dụ khác, nếu bạn là vua của một quốc gia, quốc gia dưới sự cai trị của bạn và quốc gia lân bang đang bị đói kém, lương thực trong ngân khố chỉ có thể cứu được người dân của một quốc gia. Lúc này nước láng giềng sai người đến nói hết lương thực, muốn vay mượn lương thực. Bạn có thể sử dụng thực phẩm của đất nước mình để cứu người dân của mình, hoặc bạn có thể bỏ đói người dân của mình và sử dụng thực phẩm tiết kiệm được để cứu nước láng giềng.
Nếu câu trả lời của bạn là cứu con cái của người khác trước, hay bỏ đói người dân nước bạn để cứu người dân nước khác, thì bạn đang hành xử đi ngược thiên lý. Lý do rất đơn giản: trong mắt Thiên thượng, với tư cách là cha mẹ, con cái của bạn là trách nhiệm mà Thiên thượng giao cho bạn; Với tư cách là một quân vương, công dân của bạn là trách nhiệm mà Thiên thượng giao cho bạn. Nếu bạn coi thường những trách nhiệm mà Thiên thượng giao cho bạn, thì những điều bạn nghĩ tốt mà bạn đã làm có thể lại là những điều rất xấu, bất nhân và bất nghĩa.
Đây là tính cục hạn về lòng nhân ái của con người: Con người là không thể có được sự bác ái giống như Thần hay Thiên thượng.
Từ tính cục hạn của nhân đạo, không khó để thấy rằng cái gọi là “xả thân vì người” mà đạo đức của chủ nghĩa cộng sản đề xướng – kỳ thực là muốn người ta xả thân vì đảng – là một tư tưởng bất nhân bất nghĩa vi phản lý niệm nhân đạo, vi phản bản chất con người.
Không chỉ là về nhân đạo, mà trong trình tự của Đạo gia “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo”, quy tắc của mỗi tầng thứ đều có trách nhiệm và nghĩa vụ của nó, đều có khả năng của nó, vì vậy cũng có sự bất lực của nó.
Vậy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự vận hành của thiên đạo nằm ở đâu?
“Đạo Đức Kinh” nói: “Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ, tư ác dĩ; Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sanh, nan dịch tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. Thị dĩ Thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo.”
Cũng chính là nói, trách nhiệm của thiên đạo chính là nằm ở việc an bài sự biểu diễn của thiện ác mỹ xú tại nhân gian. Thiên đạo tuy không nói, nhưng có thể trong các chủng các loại biến thiên của nhân thế mà cho phép mọi thứ tốt xấu được diễn giải trong con mắt thế nhân, khiến cho con người có cơ hội phân biệt, nhận thức và lựa chọn.
Vì vậy, chính là có động đất, hạn hán, lũ lụt, thảm họa côn trùng, chiến tranh, lại có bạn hữu tương thân và tráo trở bịp bợm giữa người với người. Tóm lại, bạn là không thể dùng nhân ái trong nhân đạo để đi đo lường pháp tắc của thiên đạo, đây chính là hàm nghĩa của “Thiên địa bất nhân”.
Vậy thì, thiên đạo vì sao cho phép dân tộc cổ lão Trung Hoa mất đi 400 triệu sinh mạng chỉ trong 3 năm qua?
Thiên mệnh và sự lựa chọn của dân tộc Trung Hoa
Như chúng ta đều biết, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trong lịch sử loài người mà sự truyền thừa trong huyết mạch văn hóa không bị đứt đoạn. Sự duy nhất này là một ân tứ từ Thiên thượng. Cũng chính là nói, chính Thiên thượng đã lựa chọn duy nhất dân tộc cổ lão Hoa Hạ để thừa tải tiếp nối văn hóa trong toàn bộ lịch sử nhân loại.
So với huyết mạch văn minh Viêm Hoàng, những nền văn minh cổ đại cùng thời kỳ, một số sau này đã bị đứt đoạn tín ngưỡng, chẳng hạn như văn hóa Hy Lạp cổ đại, một số có tín ngưỡng và ngôn ngữ sau này bị mất đi sự truyền thừa, ví như văn hóa Ai Cập cổ đại. Còn có một số tín ngưỡng và ngôn ngữ phát sinh những biến hóa cự đại, ví như văn hóa cổ Ấn Độ, một số khác thì thậm chí ngay cả huyết mạch của nó cũng khó có thể truy tầm, ví như nền văn hóa Babylon cổ đại.
Huyết mạch Viêm Hoàng đã được Thiên thượng lựa chọn, sự truyền thừa văn hóa có thể tồn tại năm nghìn năm, đây là nguồn trí huệ dồi dào nhất mà Thiên thượng hữu ý ban tặng cho dân tộc này.
Mặc dù dân tộc này được Thiên thượng ưu ái như vậy, nhưng những ưu ái được Thiên thượng ban cho chắc chắn không là cho không. Nói cách khác, Thiên thượng tất nhiên hẳn đã an bài để dân tộc này có chỗ sử dụng những trí huệ này.
Vậy câu hỏi đặt ra: Sự an bài của Thiên thượng là có dụng ý gì?
Nhìn vào lịch sử hai trăm năm qua, không khó để phát hiện, trong lịch sử phong trào chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Trung Hoa, một dân tộc cổ lão được Thiên thượng ưu ái suốt năm nghìn năm, lại là dân tộc phải chịu đựng khổ nạn bi kịch nhất trong đoạn lịch sử nhân loại kéo dài hơn một thế kỷ, lại là dân tộc chịu thiệt hại thâm trọng nhất trong hạo kiếp bi thảm nhất lịch sử nhân loại kéo dài hơn một thế kỷ.
Khổ nạn khiến người ta phải suy nghĩ. Khổ nạn có thể nhắc nhở mọi người phản tỉnh. Khổ nạn mới có thể thúc đẩy một dân tộc đưa ra lựa chọn cuối cùng!
Mà để tiến hành những phản tỉnh, suy nghĩ và lựa chọn này cần phải có đủ trí huệ mà Thiên thượng sớm đã thâm tàng nó trong văn hóa huyết mạch của dân tộc. Đây chính là an bài hàng ngàn năm của thiên đạo luân hồi.
Thiên thượng cho phép con người lựa chọn và phạm sai lầm. Điều này cũng giống như các vị Thần trong các tôn giáo phương Tây đã bảo Adam và Eva không được ăn táo trong Vườn Địa Đàng, nhưng lại không thu hồi quyền lựa chọn ăn táo của họ. Nhưng một khi đã nói không nghe mà ăn, thì họ và con cháu của họ phải lãnh chịu hậu quả.
Trên đại địa Hoa Hạ, dân tộc Hoa Hạ vốn được trời phú cho trí huệ phong phú, trong thế kỷ trước đã đưa ra hai lựa chọn hoàn toàn khác nhau về hai con đường. Kết quả của hai sự lựa chọn này, một là ở Trung Quốc ngày nay, và hai là ở Đài Loan ngày nay. Những người đưa ra hai lựa chọn khác nhau này và con cháu của họ đã luôn phải gánh chịu hậu quả của hai lựa chọn này.
Trong hơn 70 năm kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền, từ “Tam phản Ngũ phản”, vận động “Phản hữu”, “Đại nhảy vọt”, Cách mạng Văn hóa, cuộc đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ năm 1989 (sự kiện Lục Tứ, thảm sát Thiên An Môn), đến cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công, mỗi thế hệ người Trung Quốc ngày nay đã và đang phải trả giá cho những lựa chọn sai lầm của ông cha mình.
Đại dịch thế kỷ trong ba năm qua không chỉ là một sự cảnh thị khác từ Thiên thượng về hậu quả của hai lựa chọn này, mà còn là hậu quả của hết thảy tội ác khiến cả ông trời và con người đều phẫn nộ mà ĐCSTQ đã phạm phải từ sau khi nắm chính quyền.
Ngày nay, người Trung Quốc có thể lựa chọn sử dụng trí huệ do Thiên thượng ban tặng để hoàn thành thiên mệnh của mình: đó là dũng cảm đứng lên chấm dứt hạo kiếp chủ nghĩa cộng sản vì toàn nhân loại. Tất nhiên, họ cũng có thể lựa chọn tiếp tục đi ngược lại thiên đạo, và cuối cùng trở thành vật bồi táng của ĐCSTQ.
Tác giả: Sở Nhất Đinh – Epoch Times, Hương Thảo biên dịch