Đại Kỷ Nguyên

Bí ẩn của màu sắc truyền thống (Phần 2)

Bức họa Santa Maria (một phần) do họa sĩ người Ý Giovanni Battista Salvi da Sassoferrato vẽ, vào khoảng năm 1654. (ảnh: phạm vi công cộng)

Tiếp theo Phần 1

Màu tím biểu tượng cho cát tường và trân quý

Trong truyền thống, một màu khác có thể được sánh với màu vàng kim là màu tím (紫色 – tiếng Hán Việt đọc là “tử sắc”). Màu sắc này được biết đến nhiều nhất có thể đến từ điển cố “Tử khí Đông lai” (màu tím đến từ phương Đông) của Đạo gia; thế nhân tin rằng màu tím đại biểu cho may mắn tốt lành, và Đạo gia cũng thực sự chú trọng màu tím, ví như, nơi Tiên nhân cư ngụ được gọi là “tử phủ” (phủ tím), kinh sách của Đạo gia được gọi là “tử thư” (sách tím).

Vì nguyên lai siêu phàm của nó, “tử” (tím) đã sớm trở thành một biểu tượng tôn quý trong văn hóa truyền thống. Quyển 48 của sách Hậu Hán thư viết: “Thiên hữu tử vệ cung, thị Thượng Đế chi sở cư dã, Vương giả lập cung, tượng nhi vi chi.” (ý tứ là trên Thiên thượng có hoàng cung màu tím, là nơi Thượng Đế cư ngụ. Bậc vương giả lập cung, theo đó mà làm). Bởi vì cổ nhân Trung Quốc sùng thượng “Thiên – Nhân hợp nhất”, nên quy hoạch thành thị cũng cần thiết kế phù hợp với thiên đạo. Vì Hoàng Đế trên thiên thượng cư ngụ trong hoàng cung màu tím, nên những tinh tú màu tím từ thời cổ đều được gọi là “Đế tinh”; Là người thụ mệnh trời ban làm hoàng đế tại nhân gian, tự xưng là “thiên tử” (con trời), thì nơi thiên tử cư ngụ cũng cần liên hệ với hoàng cung màu tím của thượng thiên. Do đó, có thể thấy từ lịch sử, cung Lạc Dương trong các triều đại Tùy và Đường được đặt tên là “Tử Vệ Thành”, và cung điện của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh được gọi là “Tử Cấm Thành”.

Có thể thấy rằng theo truyền thống, cả màu vàng (hoàng) và màu tím (tử) đều được trân quý. Hai màu sắc này nhìn bề ngoài thì khác biệt rất lớn, nhưng thực chất không hề mâu thuẫn, thậm chí hai màu này còn thường xuyên được sử dụng cùng nhau. Đại Tạng Kinh mô tả nhà Phật chính là dùng đại lượng màu tím và vàng kim. Ví như trong “Quan Phật tam muội hải Kinh” (Phật thiền định Kinh) có thể hình dung Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: “Phật Thích Ca Mâu Ni thân dài trượng sáu, phát ra ánh quang màu vàng kim và tím về phía những hành giả.” Các vị Phật khác cũng được mô tả là “tím kim”, ví dụ, đối với Tì Bà Thi Phật (Phật Vipassī) cũng là “thân tím kim sắc, tám vạn bốn ngàn tướng” mà hình dung, và Đức Phật Kassapa cũng là “Thân tím kim sắc”.

Nhiều người trong giới tu luyện biết rằng, cùng là một màu, nhưng trong các không gian khác nhau, có thể thể hiện ra màu sắc khác nhau. Thậm chí ngay cả những người bình thường cũng có thể hiểu được một số tình huống tương tự thông qua kinh nghiệm, chẳng hạn như khi nhìn chằm chằm vào màu đỏ, rồi nhắm mắt lại, thì dư ảnh thị giác màu xanh lá cây sẽ xuất hiện trước mắt họ. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng vàng kim cũng có thể là sắc tím.

Như chúng ta đã biết, vật chất được tạo thành từ các vi lạp cực nhỏ để tạo nên các vi lạp lớn hơn. Chẳng hạn với vàng kim, nếu tại tầng diện vi quan, nếu biến các vi lạp to nhỏ thành vi lạp nano (1 nanomet bằng 0,000001 mm) thì các vi lạp nano vàng kim trong môi trường chất lỏng có thể là nước hoặc gel, thì trong dung dịch này, các vi lạp nano vàng kim có kích thước dưới 100 nanomet sẽ tạo dung dịch có màu đỏ, còn các vi lạp trên 100 nanomet sẽ tạo dung dịch có màu xanh lam hoặc tím. Tất nhiên, dù chúng xuất hiện với màu sắc nào thì bản chất những vật chất này đều là vàng kim.

Thí nghiệm sắc vàng kim nano từ đỏ sang tím. Năm bình trên chứa đầy dung dịch vàng kim, chỉ là trong mỗi bình các vi lạp to nhỏ của vàng kim bị cải biến; phần dưới là giản đồ các vi lạp vàng kim cấp nano với các kích thước khác nhau. Ở tầng diện vi quan, các vi lạp vàng kim nano có kích thước khác nhau sẽ tạo thành trình hiện vàng kim có màu sắc khác nhau. (Aleksandar Kondinski/Wikimedia Commons)

Hiện tượng này có thể khiến người ta nhớ đến những câu chuyện kể trong một số tác phẩm kinh điển. Trong thế giới của Thần và Phật được ghi lại, mọi thứ đều là vàng; nhưng khi nhìn kỹ, sinh mệnh và mọi vật bên trong đều có màu sắc riêng của chúng. Những người có tư tưởng bị cầm cố trong mô thức tư duy cơ giới hóa hiện đại nghĩ rằng nội dung trong các tác phẩm kinh điển truyền thống là tự mâu thuẫn lẫn nhau – nhưng họ không ngờ rằng chính phương pháp tư duy bình diện hóa ở duy độ thấp đã phong bế khả năng tiếp xúc với không gian lập thể ở duy độ cao hơn. Hơn nữa, màu vàng kim cũng có nhiều tầng thứ khác nhau của vàng kim, từ thâm sâu mà nhìn chúng cũng khác nhau…

Các nhan liệu màu tím và vàng kim cũng tồn tại trong thế giới mỹ thuật. Một ví dụ nổi tiếng hơn trong lịch sử là một loại men sứ màu đỏ tím có tên “Cassius’scher Purpur” từ Đức vào thế kỷ 17. Vào giữa thế kỷ 19, nó được nghiên cứu bởi nhà vật lý người Anh Michael Faraday, phát hiện ra rằng thành phần của sắc tố này thực chất là những hạt vàng cực mịn.

Tất nhiên, người ta không dùng vàng kim để chế tạo màu tím. Tuy nhiên, trước khi hình thành nền văn minh công nghiệp hiện đại, hầu hết việc khai thác sắc liệu chỉ có thể dựa vào nguyên liệu tự nhiên, do đó, nguyên liệu để chế tạo màu tím ở phương Đông và phương Tây cũng vô cùng khan hiếm. Ở Trung Quốc cổ đại, thuốc nhuộm màu tím thường được chiết xuất từ ​​rễ cây cỏ tím có sản lượng khá thấp, nhưng cần một lượng lớn cây cỏ tím, qua gia công nhuộm nhiều lần, lại rất dễ phai màu. Ở phương Tây thời kỳ đầu, màu tím được chiết xuất từ ​​những con ốc sên Murex rất nhỏ, vì mỗi con ốc sên chỉ có thể cung cấp rất ít màu và thao tác phức tạp, khiến giá thành cực kỳ đắt đỏ; một số được chiết xuất từ ​​nước ép của quả việt quất châu Âu, nhưng chúng có một phần màu sắc ngả sang lam, khá khác với màu tím của ốc Murex. Ngoài ra, cũng có những nguồn nguyên liệu khác với sản lượng cực kỳ thấp nên tôi sẽ không giới thiệu.

Những nguyên liệu thô khan hiếm và đắt tiền này đã dẫn đến địa vị cao của màu tím trên thị trường cổ đại, khiến màu sắc này trở nên rất được quý trọng trong thế giới phương Đông và phương Tây. Ví dụ, nhà Đường ở Trung Quốc quy định chỉ các quan từ tam phẩm trở lên mới được mặc quan phục màu tím, dân gian không được vượt phép; ở phương Tây, hoàng đế Caesar rất thích mặc trường bào màu tím, và dần dần quan niệm màu tím cao quý đã trở thành một truyền thống. Thậm chí, hàng trăm năm sau, hoàng gia Byzantine còn dùng “sinh trong sắc tím” (Porphyrogenitus) để biểu thị xuất thân chính thống của mình.

Màu xanh lam của thiên không, màu xanh lam của Thanh kim thạch

Trong môi trường không ô nhiễm, màu xanh lam là màu sắc có diện tích lớn nhất mà mọi người có thể nhìn thấy, vì nó là màu sắc căn bản của thiên không bao la.

Màu sắc của thiên không không phải là một màu xanh lam đơn nhất không biến hóa. Tùy theo thời điểm mà ban ngày có màu lam nhạt và ban đêm có màu lam sẫm; mà theo sự thay đổi của mùa và thời tiết, nó có khi có màu xanh tím, có khi là xanh ngọc bích …

Văn hóa truyền thống của không ít dân tộc đều có một thuyết tương tự như “Thiên Địa đối ứng”. Màu xanh lam thiên không này có thể đối ứng với sắc lam của một loại bảo thạch màu xanh trên trái đất, và màu của nó có thể là xanh lam đậm, xanh da trời, xanh tím, và xanh ngọc bích, nhiều loại sắc lam khác nhau, được gọi là “Thanh kim thạch”, phương Tây gọi là “Lapis lazuli”.

Hình ảnh của đá quý thanh kim thạch (Lapis lazuli). (Grendelkhan / Wikimedia Commons)

Trong sự truyền thừa nền văn hóa cổ xưa của mình, các dân tộc khác nhau đã nhận ra rằng loại đá quý này là tượng trưng của thiên khung và thần thánh. Hàng ngàn năm trước, cả người Sumer, người Ai Cập hay người Ấn Độ cổ đại đều coi thanh kim thạch Lapis lazuli như một báu vật phi phàm, chỉ sử dụng nó trong các nghi lễ tế tụng, thờ cúng và trừ tà. Những di sản văn hóa truyền thống này rất phi phàm, bởi thậm chí ngay cả sau khi những nền văn minh cổ đại đã bị tiêu mất, chúng vẫn lưu truyền khắp thế giới và được kế thừa bởi các nền văn minh khác. Ngay cả trong triều đình nhà Thanh của Trung Quốc, hoàng đế phải mặc triều phục màu lam và đeo chuỗi 108 hạt thanh kim thạch khi hành lễ tế Thiên triều.

Nhiều người biết rằng thực sự có rất nhiều khoáng chất màu xanh lam trong giới tự nhiên, không chỉ đơn thuần loại quặng này. Có thể tùy ý tìm thấy những viên đá xanh có sắc như thiên không. Vậy tại sao thanh kim thạch lapis lazuli lại được ưu ái như vậy?

Lý do lại liên quan đến các vị Thần Phật. Dưới đây có thể cung cấp cho bạn một vài ví dụ:

Các vị Thần mặt trăng trong thần thoại Lưỡng Hà như Akad, Assyria, và Babylon được gọi là “Sin” (hay “Nannar” trong tiếng Sumer). Theo truyền thuyết, ông có một đặc điểm về ngoại mạo, đó là ông có một bộ râu bằng thanh kim thạch.

Tình huống này không phải là hiếm, và cũng có những ghi chép tương tự ở Ai Cập cổ đại. Như đã đề cập trước đó, người Ai Cập cổ đại công nhận vàng là Thần thể, nhưng họ có nhận thức chi tiết hơn – đó là tóc của thần được cấu tạo bằng thanh kim thạch.

Ra, vị thần tối cao trong thần thoại Ai Cập (là Thần mặt trời và Thần sáng tạo của Ai Cập cổ đại) là đại biểu cho thần thể này. Người Ai Cập cổ đại tin rằng thân thể của Thần có màu vàng kim, và mái tóc bằng thanh kim thạch thuần tịnh.

Đối với khái niệm thân vàng kim, tóc lam của thần thể, các bạn có cảm thấy quen thuộc với hình tượng Phật ở phương Đông không? Bởi vì trong mỹ thuật Phật giáo, hình tượng Phật đại đa số là như vậy. Mà mỹ thuật trong Phật giáo còn có một nhan liệu khác gọi là “Phật đầu thanh” (màu xanh đầu Phật), dùng để tạo màu tóc cho các bức tượng Phật. “Phật đầu thanh” chỉ là tên gọi, mà không hạn định nguyên liệu, vì vậy bột màu lam đồng khoáng sắc azurite hay bột màu thanh kim thạch lapis lazuli, hoặc thậm chí là hỗn hợp của cả hai đều được sử dụng.

Lớp sơn ultramarine được sơn trên thân kim của tượng Phật có độ bão hòa cao hơn và màu đậm hơn một chút, có thể tạo nên sự tương phản với màu kim. Vào thời cổ đại, để có thể biểu hiện được sắc lam trên thân kim của Thần, người ta đã chế tạo ra sắc liệu lý tưởng bằng cách nghiền mài và thuần chế thanh kim thạch. Nhưng vì việc sử dụng đá quý làm nhan liệu rất đắt tiền, nên nó phổ biến hơn ở các văn vật tượng Phật quy mô vừa và nhỏ ở những địa khu chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo như Tây vực. Mà Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước đã có xu hướng sử dụng azurite làm sắc liệu. Tất nhiên, cũng có nhiều tượng Phật mà tóc không được phủ màu. Nhưng ở Tây Tạng, nhan liệu làm bằng thanh kim thạch thường được thấy trên các bức thang ka (tranh cuộn vẽ các vị Phật của Phật giáo Tây Tạng) vẽ tay.

Được cung phụng trong chùa Liên Hoa Viện ở thành phố Tamana, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản, tượng Phật Như Lai Fukongchi, một trong năm vị Tathagatas của Phật giáo Mật tông, chủ trì thế giới Liên hoa Bắc phương. Toàn bộ tượng Phật được phủ sắc vàng kim, nhưng tóc của Phật lại có màu xanh lam, đây là một đặc điểm chủ yếu của mỹ thuật Phật giáo. (伊藤重剛/Wikimedia Commons)

Thực hành chế biến thanh kim thạch thành bột ultramarine phổ biến hơn trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Tôi đã nói về truyền thống sử dụng bột màu ultramarine trong hội họa phương Tây để vẽ áo choàng của Thánh Mẫu Santa Maria trong bài viết “Diễn giải mỹ thuật hai trăm năm sau thời kỳ Phục hưng”. Màu xanh đắt tiền này được dùng để thể hiện sự linh thiêng. Tất nhiên, loại nhan liệu này không chỉ giới hạn trong việc vẽ trang phục của Thánh Mẫu Santa Maria, các bức tranh truyền thống thường sử dụng màu này cho trang phục của Thượng Đế và Chúa Giê-su.

Đức Santa Maria do họa sĩ người Ý Giovanni Battista Salvi da Sassoferrato vẽ, vào khoảng năm 1654. Màu sắc tối giản của trang phục Santa Maria trong bức tranh được tạo ra bằng cách mài và tinh lọc thanh kim thạch. (ảnh: phạm vi công cộng)
Bức tranh sơn dầu “L’Apparition du Christ aux pèlerins d’Emmaüs” của họa sĩ Pháp Laurent de La Hyre, vẽ năm 1656. Trang phục màu xanh của Chúa Giêsu trong bức tranh cũng được vẽ trên chất liệu ultramarine làm từ thanh kim thạch. (ảnh: phạm vi công cộng)

Trong lịch sử mỹ thuật, người ta thường sử dụng vàng và đá quý thanh kim thạch làm nguyên liệu trong các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, người ta thường cho rằng đó là do sự kính ngưỡng của con người đối với Thần nên đã sử dụng những chất liệu cao quý để vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật ngợi ca Thần. Đó là sự thật, nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài. Thực tế, những chất này không chỉ để thể hiện thần thánh vì sự đắt tiền của chúng, mà là vì bản thân sự cao quý của nó cũng có nguồn gốc uyên nguyên. Kỳ thực, vạn vật đều có linh, và mọi sự đều có tồn tại nguyên nhân thâm sâu hơn; bản thân tài liệu này cũng liên quan đến học vấn cao thâm hơn, chỉ có thể dùng huệ tâm lĩnh ngộ, tùy duyên mà đắc.

Một điều cần nói rõ nữa là thanh kim thạch không được gọi với tên hiện tại của nó trước triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Vì Trung Quốc đã nhập khẩu loại đá quý này từ các nước khác từ xa xưa, các vùng khác nhau trải qua các thời đại khác nhau, tên gọi có vẻ rất khó hiểu; ngoài ra, người xưa cũng có thể nhầm lẫn với các loại khoáng vật màu lam khác khi đặt tên cho chúng, vì vậy nghiên cứu văn bản trên các tài liệu cổ của Trung Quốc có một số yếu tố không chắc chắn trong đó. Tuy nhiên, nếu nó có thể được bổ sung bằng các tài liệu tiếng nước ngoài có liên quan, thì sẽ dễ dàng làm rõ tình huống cụ thể.

Một ví dụ nổi tiếng là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, còn được gọi là “Phật Dược Sư”, chủ trì thế giới Lưu Ly. Mặc dù đều là những danh hiệu quen thuộc nhưng có lẽ nhiều người còn mơ hồ hơn về khái niệm “Lưu Ly”. Chính xác thì Lưu Ly là như thế nào? Vậy chúng ta hãy tham khảo ngôn ngữ của các quốc gia khác: “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương” trong tiếng Anh gọi là “Medicine Master and King of Lapis Lazuli Light”, tiếng Pháp gọi là “Maître guérisseur de la Lumière de Lapis-lazuli”, và tiếng Ý là” Maestro della Medicina dalla Luce Lapislazzuli”; 

Thế giới  của Phật Dược Sư là “Đông phương Tịnh Lưu Ly thế giới” trong tiếng Anh được gọi là “Eastern pure land of Pure Lapis Lazuli”, “Terre pure de pur Lapis- lazuli” trong tiếng Pháp, và “Pura terra di puro Lapislazzuli” trong tiếng Ý. Tất cả những chỗ trong các cụm từ tương ứng với “Lưu Ly” đều được viết là “Lapis lazuli” (hoặc một biến thể rất nhỏ), có nghĩa là “thanh kim thạch” trong tiếng Trung Quốc.

Phật Dược Sư ngồi giữa và hai vị Bồ Tát đứng trái phải. Tên đầy đủ của Phật Dược Sư là “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai”, Theo Phật giáo nhìn nhận, màu lam của thanh kim thạch là sắc thân của Phật Dược Sư. (ảnh: phạm vi công cộng)

Tuy nhiên, “Lưu Ly thế giới” chỉ là một cách gọi tắt. “Lưu Ly” ở đây không phải là “Lưu Ly” ở phàm trần, mà là “Tịnh Lưu Ly”, tiếng Anh gọi là “Pure Lapis Lazuli” và tiếng Pháp là “Pur Lapis-lazuli”… Dịch sang tiếng Trung Quốc hiện đại chính là “thanh kim thạch thuần khiết”. Nhưng khoáng thạch tại phàm trần của thanh kim thạch thực ra rất không tinh khiết, khác xa với trân bảo Phật giáo được ghi chép trong sách cổ, vì vậy bài viết này không quảng cáo cho thanh kim thạch. Mặc dù thanh kim thạch là một trong bảy báu vật của Phật giáo và được các thợ kim hoàn coi trọng, nhưng từ thời cổ đại, tu luyện đều yêu cầu vứt bỏ những chấp trước vật chất; điều trọng yếu đối với người tu hành là chân chính đề cao tâm tính cũng như niềm tin chân chính của con người đối với Thần Phật.

* * * * * * * * * *

Tóm lại, bài viết này chỉ đơn giản liệt kê một vài màu sắc truyền thống tiêu biểu, còn rất nhiều màu sắc khác chưa được đề cập đến. Trên thực tế, tôi chủ yếu muốn nói với mọi người rằng màu sắc truyền thống của Trung Quốc không phải là màu đỏ tươi mà mọi người lạm dụng quá mức ngày nay.

Qua nghiên cứu lịch sử, chúng tôi nhận thấy màu sắc truyền thống chân chính có liên quan mật thiết đến Thần, Phật, Thiên và Địa. Cho dù đó là “Kim thân” được đề cập bởi Phật gia hay “Tử khí” (khí tím) được đề cập bởi Đạo gia, những màu sắc này mang lại cho mọi người một cảm giác rất chính diện, có cao quý trang nghiêm, có siêu phàm thoát tục. Ngược lại, phàm tục bị gọi là “hồng trần”, nơi bẩn thỉu hơn nữa bị gọi là “khu đèn đỏ”… Những từ này được cả thế giới sử dụng, điều đó cho thấy cảm thụ của con người đối với màu sắc là tương đồng.

Tất nhiên, về chức năng của màu sắc, các màu khác nhau có công dụng khác nhau. Tác giả không bài xích màu đỏ, bởi vì màu đỏ cũng có nhiều tầng thứ khác nhau. Kiến nghị ở đây là tránh sử dụng một màu một cách cực đoan, cũng không nên sùng bái màu đỏ như hiện nay. Tôi hy vọng bài viết này có thể cung cấp một góc nhìn mới cho những bạn ủng hộ màu sắc truyền thống, xua tan lớp sương mù đỏ trong hoàn cảnh mông muội, và để mọi người một lần nữa cảm nhận một thế giới truyền thống đa sắc và mỹ hảo. 

Tài liệu tham khảo:
Nam Bắc triều “Chiêu minh văn tuyển”
Thời Tây Hán · Tư Mã Thiên “Sử ký · Sách của Tần Thủy Hoàng”
Tang Li Longji “Chữ khắc trên núi Thái”
Ming · Liu Chen “Những việc làm trong thời kỳ đầu của Vương quốc”
Thời Đông Hán · Từ Thần “Shu Wen Jie Zi”
Trung Hoa Dân Quốc · Xu Ke “Qing Barnyard Notes”
Tang · Shi Daoshi “Fayuan Zhulin”
Triều đại Đông Tấn · “Linggui Zhi” của Tấn
Thời Đông Hán · “Lun Heng” của Wang Chong
“Thái Bình Quảng Kí”

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version