Sự tinh xảo của nhân thể vĩnh viễn vượt xa bất kỳ công cụ khoa học nào, tự nhiên có thể sản sinh các chủng loại công năng vượt xa sức mạnh của khoa học công nghệ, chỉ là con người hiện đại bị mê lạc trong các loại tà thuyết như vô thần luận và tư lợi, mà đã hoàn toàn quên mất sự siêu thường của chính họ.
Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với quý vị một ghi chép về siêu năng lực trong chính sử cổ đại “Tấn thư”. Vào thời Tam Quốc, khi nhà cai trị Đông Ngô Ngô Cảnh Đế Tôn Hưu đang tại vị (năm 258-264 SCN), ở Ô Trình (nay là Hồ Châu, Chiết Giang), có một người bỗng nhiên lâm bệnh. Sau khi khỏi bệnh, không biết bằng cách nào đó, ông ấy bỗng có được một loại siêu năng lực.
Năng lực này là gì? Khi nói, ông có thể truyền âm thanh đi rất xa, để những người ở địa phương khác có thể nghe thấy âm thanh giọng nói của ông. Bản thân ông cũng không biết loại năng lực này là gì. Khi ông ấy thi triển năng lực này, nếu người bên cạnh nghe, thì không hề cảm thấy giọng nói của ông ấy vang to, nhưng người ở địa phương rất xa nơi ông ấy truyền âm thì vẫn có thể nghe thấy âm thanh ông ấy nói, mà âm thanh nghe từ xa đó cũng rõ như thể người ở gần bên cạnh nghe thấy, người nghe không nghĩ rằng giọng nói đó đến từ phương xa. Ông ấy có thể tùy tâm mà điều khiển phương hướng, cự ly truyền âm và đối tượng tiếp thụ âm thanh, xa nhất có thể đạt đến hơn mười dặm.
Ông có một người hàng xóm nợ tiền người khác, trốn ở vùng phụ cận mấy năm không về nhà, chủ nợ liền thỉnh ông giúp. Ông sử dụng loại siêu năng lực này để truyền âm thanh, nói lời chỉ trích người nợ tiền không trả nợ, còn nói rằng thiện ác có báo. Người hàng xóm ở xa, nghe giọng nói, tưởng quỷ thần chốn u minh đang khiển trách mình, vội vàng quay về trả nợ.
Ghi chép này đến từ “Tấn thư ‧ Chí ‧ Chương 18”, thuộc về cổ đại quan tu chính sử, độ tin cậy cực cao. Xem ghi chép này, tôi không nghĩ đó là điều viển vông thiên phương dạ đàm, bởi vì hiện tại, kỹ thuật định hướng âm thanh vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, đã có thể hiện thực một phần việc truyền âm cự ly xa: tín hiệu âm thanh được dùng phương thức đặc thù tải đến tín hiệu siêu âm cao tần, sản sinh chùm tia siêu thanh có tính chỉ hướng cao. Âm thanh cao tần không có sự suy giảm rõ ràng trong một khoảng cách xa, có thể được truyền đi một khoảng cách xa. Nó cũng có tính phản xạ tốt, tương tự như phản xạ ánh sáng, âm thanh nghe được đang lan truyền khi gặp tường hoặc bề mặt cứng thì cũng biểu hiện phản xạ, nhưng không mất đi tính định hướng, khả dụng để sản sinh hiệu ứng âm thanh đặc thù, chẳng hạn như nguồn âm thanh ảo và trường âm thanh vòm. Còn có người dựa trên công nghệ này, nghiên cứu vũ khí âm thanh định hướng, có thể trong đối chiến phát ra công kích âm thanh định hướng cường lực nhắm tới một hoặc nhiều mục tiêu.
Người đàn ông trong ghi chép trên, trong tình huống đặc định bị bệnh, đã kích phát công năng này của mình. Một số tiểu thuyết võ hiệp mô tả một loại công phu là “truyền âm nhập mật”, tức là người nói có thể ngưng tụ giọng nói của mình thành tuyến, truyền trực tiếp đến tai của một hoặc vài người nhất định, khiến lời anh ta nói chỉ có một hoặc vài người cụ thể nghe được, trong khi những người khác nghe không được. Trước đây, một số người mê tín khoa học cho rằng điều này hoàn toàn không thể, kết quả sau này kỹ thuật định hướng âm thanh xuất hiện, họ đã đổi lời và cho rằng chính khoa học đã biến huyễn tưởng “truyền âm nhập mật” thành hiện thực.
Con người hiện đại mê tín khoa học đến mức quên rằng khoa học chỉ là một loại phương tiện để con người tìm hiểu thế giới, khoa học bản chất là một quá trình phát hiện vấn đề, đề xuất cách giải thích rồi luận chứng, chất vấn và lật đổ, chứ không phải là một loại lý luận mê tín để bài xích những điều chưa biết. Kỳ thực, sự tinh xảo của cơ thể con người vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ công cụ khoa học nào, nó có thể tự nhiên sản sinh các công năng nhân thể khác nhau vượt xa sức mạnh của khoa học và công nghệ, chỉ là con người hiện tại đã mê lạc trong những loại tà thuyết như vô thần luận và tư lợi, mà hoàn toàn mất đi khả năng siêu thường của chính họ. (Tài liệu tham khảo: “Tấn Thư – Chí – Chương 18”)
Tác giả: Đức Huệ, Epoch Times, Hương Thảo biên dịch