Hình ảnh thứ năm mươi của “Thôi Bối Đồ” mô tả cái chết của Giang Trạch Dân và dịch bệnh sau đó đã tạo thành thảm cảnh xã hội, đồng thời, hình ảnh này cũng dự báo trước những biến đổi cục diện xã hội trọng đại sắp xảy ra ở Trung Quốc.
3. Hàm ý của cái tên “Thôi Bối Đồ”
Về nguồn gốc của cái tên “Thôi Bối Đồ”, có một truyền thuyết là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương muốn thôi toán quốc vận của nhà Đường, nhưng sau khi Lý Thuần Phong thôi ra, thì nó bỗng vượt khỏi tầm kiểm soát, một mạch thôi toán đến một ngàn năm sau, mãi đến khi Viên Thiên Cương từ phía sau ‘thôi bối’ (đẩy lưng) ông, nói rằng thiên cơ bất khả tiết lộ, thì Lý Thuần Phong mới bỏ cuộc. Dự ngôn này do đó mà được đặt tên là “Thôi Bối Đồ”.
Câu chuyện truyền thuyết này có thể tồn tại. Tuy nhiên, nguồn gốc có thể này không nhất định là hàm ý chân thực của cái tên “Thôi Bối Đồ”.
Kỳ thực, cả Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đều là những người tu Đạo, trong “Thôi Bối Đồ”, họ đã sử dụng một quan niệm thời không tương đối phổ biến trong giới tu luyện và tiên tri — đó là lịch sử nhân loại quá khứ là trọng lặp.
Hình ảnh thứ nhất trong “Thôi Bối Đồ” nói: “Nhật Nguyệt tuần hoàn, chu nhi phục khởi” (mặt trời và mặt trăng tuần hoàn, chu kỳ của nó lặp đi lặp lại); Hình ảnh thứ 60 nói: “Nhất dương nhất âm, vô khởi vô chung; Chung giả tự chung, khởi giả tự khởi” (một âm một dương, không có khởi đầu và kết thúc. Kết tự kết, khởi tự khởi). “Nhật nguyệt” và “âm dương” ở đây đều tượng trưng cho lịch sử, chỉ chu kỳ lịch sử của nhân loại là phục khởi, tuần hoàn tới lui.
Hình ảnh đầu tiên của “Thôi Bối Đồ” cũng nói: “Ngộ đắc tuần hoàn chân đế tại, thí ư Đường hậu luận nguyên cơ”, chỉ tác giả của dự ngôn đã ngộ ra chân lý rằng lịch sử nhân loại là tuần hoàn lặp lại, họ đã cố gắng dùng công năng của người tu luyện của mình nhìn vào quá khứ của lịch sử, để mô tả nó ra, từ đó mà suy luận tương lai của giai đoạn lịch sử bắt đầu từ triều Đường – từ “bối” nghĩa là quá khứ, dựa vào quá khứ để “thôi” suy ra tương lai. Đó có khả năng là hàm ý chân thực của cái tên “Thôi Bối Đồ”.
Quan niệm về thời không này cũng tương đồng với quan niệm thời không được thể hiện trong một số dự ngôn lịch sử nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ví dụ như: “Càn Khôn Vạn Niên Ca” của Trương Tử Nha có nói: “Ngã kim chỉ toán vạn niên chung, bác phục tuần hoàn lý vô cùng” (Ta nay chỉ tính đến cuối vạn năm, lý tuần hoàn Bác Phục là vô cùng); “Bác Phục” là hai quẻ trong Kinh Dịch. Khôn hạ Cấn thượng lập ra Bác, biểu thị âm thịnh dương suy; Chấn hạ Khôn thượng lập ra Phục, biểu thị âm cực dương phục. “Bác Phục tuần hoàn” hình dung lịch sử tuần hoàn lặp đi lặp lại.
Gia Cát Lượng trong “Mã Tiền Khóa” nói: “Tiền cổ hậu kim, kỳ đạo vô cùng”: Lịch sử của quá khứ lại được nhìn thấy tái hiện trong hiện tại của các thế hệ sau; “Hoàng Bách Thiền Sư Thi” nói: “Nhật Nguyệt thôi thiên tự chuyển luân”: “Nhật Nguyệt” tượng trưng cho lịch sử, câu thơ hình dung lịch sử xoay chuyển như một bánh xe, tuần hoàn tới lui.
Cũng chính là nói, trong tương lai được các nhà tiên tri dự ngôn, có một bộ phận (thậm chí toàn bộ) khả năng là họ đã nhìn thấy quá khứ của lịch sử.
Dự ngôn của phương Tây “Kinh Thánh. Sách Khải Huyền” cũng ẩn tàng quan niệm thời không này, mô tả sự kiện “đại tai nạn” sẽ phát sinh vào cuối hai giai đoạn lịch sử cách nhau “một nghìn năm”.
Tác giả của “Kinh Thánh – Sách Khải Huyền” đã mô tả tường tận về hiện tượng “đại tai nạn” và “Thánh nhân cứu thế” phát sinh vào cuối mỗi giai đoạn lịch sử “một nghìn năm trước”, bao gồm việc Sa-tan bị Thần bắt trói và ném vào hố sâu không đáy, “khiến hắn không còn mê hoặc các nước được nữa”. (‘Một nghìn năm’ ở đây ám chỉ một nghìn năm trong thời không nơi Thần sở tại, đối với thời không của nhân loại có thể là một khoảng thời gian rất dài).
Nhưng tác giả của “Kinh Thánh – Sách Khải Huyền” trong mô tả thời kỳ lịch sử “một nghìn năm” sau, sau khi Sa-tan được thả ra, ông chỉ đề cập ngắn gọn về quá trình lịch sử lặp lại – tức là Sa-tan “mê hoặc các liệt quốc tứ phương”, v.v. , sau đó tập trung vào việc mô tả một chương mới tiếp theo trong lịch sử.
Trong chương mới tiếp theo của lịch sử này, Sa-tan sẽ bị Thần hủy diệt triệt để, “bị ném xuống hồ lửa diêm sinh”, “tiêu diệt vĩnh viễn”. Các học giả Kinh thánh gọi đây là “trận quyết chiến cuối cùng”.
Nói cách khác, lịch sử của thời kỳ này không còn đơn giản lặp lại, mà sẽ triển hiện một chương hoàn toàn mới. Vậy tại sao lịch sử lại xuất hiện chương mới này?
4. Biến số của lịch sử
Kỳ thực, nhiều dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc và nước ngoài mô tả rằng trong “đại tai nạn”, một “Thánh nhân” sẽ xuất thế cứu giúp thế nhân, và mở ra một kỷ nguyên lịch sử mới.
Ví dụ, trong số những dự ngôn lịch sử nổi tiếng ở Trung Quốc, như “Thôi Bối Đồ”, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, “Kim Lăng Tháp Bia Văn” và “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung, “Tàng Đầu Thi” của Lý Thuần Phong, “Cách Am Di Lục” của Nam Sư Cổ, v.v., tất cả đều mô tả “Thánh nhân cứu thế” từ các góc độ khác nhau.
Trong những dự ngôn Thần truyền trong lịch sử, dự ngôn của Phật gia “Ngũ Công Kinh” mô tả rằng sự kết thúc của giai đoạn lịch sử này là “Tam vạn thất thiên thất bách niên đương mạt kiếp”, “mạt kiếp chi niên canh càn khôn”, Thánh nhân “Minh Vương” sẽ “cải hoán càn khôn”, ý tứ là mạt kiếp sau 37700 năm, là mạt kiếp của cả trời đất, một vị Thánh nhân tối cao sẽ cải hoán canh tân trời đất. Dự ngôn Đạo gia “Thái Thượng Động Nguyên Thần Chú Kinh” cũng đặt tên thời mạt kỳ của lịch sử này là “kiếp tận”, Thánh nhân “Chân Quân” sẽ “canh sinh thiên địa”; Còn “Kinh Thánh – Sách Khải Huyền” thì minh thị rằng Sáng Thế Chủ “sẽ canh tân hết thảy”.
Có thể nói, phần kết của giai đoạn lịch sử này giống như “Thôi Bối Đồ” mô tả: “Trinh hạ khởi Nguyên” – tức là sau đó, toàn bộ vũ trụ sẽ được đổi mới canh tân hoàn toàn, và một chương mới trong lịch sử sẽ được mở ra. Vì vậy, sự kết thúc của giai đoạn lịch sử này sẽ không đơn thuần lặp lại quá trình lịch sử trước đó.
Không chỉ vậy, trong khi tất cả những dự ngôn liên quan này mô tả kết quả bi thảm của “đại tai nạn”, chúng cũng đưa ra một điềm báo quan trọng về cách tránh khỏi thảm họa: “Thánh nhân” sẽ cứu giúp thế nhân trong nguy nan, và tất cả những người tin tưởng và thiện lương cuối cùng sẽ được “Thánh nhân” cứu chuộc, từ đó tiến nhập vào một kỷ nguyên mới của lịch sử, và những người bị đào thải trong “đại tai nạn” chỉ là những ai không có đức tin và những kẻ độc ác.
Ví dụ, “Thái Thượng Động Nguyên Thần Chú Kinh” mô tả rằng “Nam nữ hữu thụ tam đỗng chi nhân, quỷ vương kính phụng, bất cảm phạm chi”, tức là những người tiếp thụ và tin tưởng Pháp mà Thánh nhân truyền dạy – Pháp ‘tam đỗng’ (三洞) (chữ đỗng 洞 ở đây có nghĩa là thấu suốt, theo dịch giả hình dung, ‘tam đỗng’ ngụ ý thấu suốt 3 pháp lý Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ), thì dịch quỷ sẽ không dám xâm hại; còn những người không tin “Đại Pháp” của Thánh nhân, những tội nhân nhập địa ngục, thì sẽ bị đào thải. Trong dự ngôn gọi Pháp của Thánh nhân là “Đại Pháp”.
Trong “Kim Lăng Tháp Bia Văn” của Lưu Bá Ôn cũng có một mô tả tương tự: Trong đại tai nạn, “năng phùng Mộc Thố phương vi thọ”, tức là có thể tiếp thụ và tin tưởng Thánh nhân “Mộc Thố” (người mệnh Mộc, tuổi Thỏ, theo lịch pháp Việt Nam là tuổi Mão) mới có thể bình an vượt qua tai nạn; Còn “Nhân phùng mãnh hổ nan hồi tị”, ý tứ là những người tin nghe mãnh hổ (ngụ ý Giang Trạch Dân và bè phái của hắn) sẽ khó tránh khỏi kiếp nạn.
Trong mô tả của “Kinh Thánh – Sách Khải Huyền”, trong “đại tai nạn”, những người bị đào thải là bất tín hoặc ác nhân, nói đến những kẻ “hèn nhát, bất tín, đáng ghê tởm, sát nhân, dâm loạn, phù thủy hành ác thuật, những kẻ thần tượng đại biểu của Satan và tin tưởng hết thảy những lời dối trá”; và những người được cứu rỗi là những người lương thiện tin tưởng “Đạo Thần”.
Cũng chính là nói, trong “đại tai nạn” có tính hủy diệt này, lựa chọn của con người thế gian có thể thay đổi vận mệnh của chính họ, thậm chí cả quỹ đạo của lịch sử.
Trên thực tế, nếu chúng ta so sánh các sự kiện lịch sử đã phát sinh trong lịch sử Trung Quốc với những dự ngôn lịch sử này, chúng ta sẽ phát hiện, trước năm 2000, hầu như không có sự khác biệt nào giữa các sự kiện lịch sử đã phát sinh trong lịch sử Trung Quốc và tất cả các dự ngôn lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, một số sự kiện có tính tai nạn được dự ngôn mô tả trong thời kỳ “mạt kiếp” so với tình hình tai nạn đã phát sinh trên thực tế có sự khác biệt tương đối lớn. Chẳng hạn, dịch bệnh “SARS” năm 2003 không gây tổn thất nhân mạng thảm trọng cho Trung Quốc đến mức “mười người chỉ còn ba bốn” như trong dự ngôn; trận sóng thần năm 2004 đã phát sinh ở Nam Á, chứ không xảy ra ở Trung Quốc; Xung đột quân sự được dự ngôn phát sinh ở Trung Quốc năm 2018 đã cải biến thành xung đột thương mại, từ đó có thể làm thay đổi, thậm chí miễn trừ các nhân tố dẫn đến phát sinh đại Thế chiến lần thứ III; ngay cả đại dịch “viêm phổi Trung Cộng” hiện nay cũng không dẫn đến thảm trạng “trăm người không còn một nửa” vào năm Tý Sửu (2020-2021) được mô tả trong “Ngũ Công Kinh”.
Điều đó có nghĩa là, những “đại tai nạn” phát sinh trong thời kỳ “mạt kiếp” trong những dự ngôn lịch sử này đã sản sinh biến số, tới mức suy yếu hoặc bị loại trừ.
Đồng thời, một điểm tương đồng khác trong các so sánh trên, là xác thực có “Pháp Luân Đại Pháp” đã được hồng truyền ở Trung Quốc. Hơn nữa, Đại Pháp đã được rất nhiều người tin tưởng, phân bố khắp nơi toàn quốc, và hiện tại đã lan truyền đến mọi nơi trên thế giới.
Chiểu theo lời tựa của tất cả các dự ngôn lịch sử có liên quan, sự cải biến của những tai nạn lớn này là nhờ có “Thánh nhân” đang truyền Pháp tại thời kỳ mạt pháp, số lượng tín giả ngày càng đông, nhờ đó mà những sự kiện đại tai nạn lớn trong dự ngôn đã được giảm nhẹ hoặc miễn trừ. Hơn nữa, đây là nguyên nhân duy nhất khiến những “đại tai nạn” trong dự ngôn đã phát sinh biến hóa trong hiện thực lịch sử.
Kỳ thực, tổng quan tất cả các dự ngôn lịch sử của Trung Quốc và nước ngoài, vũ đài trung tâm cao trào nhất và chung cuộc nhất của vở đại kịch lịch sử này không ở đâu khác – chính là Trung Quốc — đây có thể là lý do tại sao những dự ngôn nổi tiếng của tất cả các quốc gia trong lịch sử nhân loại cuối cùng đều chỉ đến cùng một nơi: Phương Đông.
V. Kết luận
Từ các dự ngôn trên thế giới mà xét, lịch sử nhân loại tựa hồ đã bước đến thời khắc then chốt nhất — kết cục hoành tráng của vở kịch lịch sử vĩ đại này sắp được trình diễn. Tuy nhiên, trong sự an bài của lịch sử quá khứ, kết cục của vở kịch lịch sử này vô cùng bi thảm và hối tiếc đến khắc cốt ghi tâm: thế nhân vì bị mê hoặc bởi “Satan” (trong “Kinh Thánh – Sách Khải Huyền”) hoặc “Mãnh hổ” (trong “Kim Lăng Tháp Bia Văn”), mà bất tín Thần, hành ác, dẫn đến bị đào thải trong “đại tai nạn” thảm khốc, bị hủy diệt đến mức “mười phần không còn một”.
Tuy nhiên, đồng thời với sự an bài lịch sử của “đại tai nạn” và “đại đào thải”, nó cũng an bài cách thoát khỏi tai nạn và đào thải. Vào thời khắc chung kết của vở đại kịch lịch sử thời kỳ này, tất cả các sinh mệnh đều có cơ duyên lựa chọn và quyết định tương lai vận mệnh của bản thân mình một cách công bình. Mỗi sinh mệnh đều có một biện pháp duy nhất có thể cải biến kết cục bi thảm của an bài lịch sử quá khứ, bình an vượt qua tai nạn, từ đó tiến nhập vào một kỷ nguyên mới của lịch sử, đó chính là lựa chọn niềm tin và thiện lương.
Một số quý vị độc giả, đối với những sự tình sẽ phát sinh được mô tả trong dự ngôn, có thể vẫn thấy khó tin. Nhưng bất luận thế nào, trong tình thế “đại ôn dịch” đang phát sinh trước mắt, tại thời khắc nguy hiểm đến tính mạng, người Trung Quốc có một câu tục ngữ có thể giúp quý vị thụ ích. Đó là: “Ninh khả tín kỳ hữu, bất khả tín kỳ vô”, (thà tin vào một cái gì đó còn hơn là không tin gì cả), quý vị hãy chuẩn bị tinh thần cho tình huống có thể xảy ra.
Hãy trầm tĩnh lại và suy nghĩ, khi đối diện với sự lựa chọn phân minh giữa Thiện và ác, giữa sinh và tử, cớ gì lại mạo phạm Thiên ý? Hãy đưa ra lựa chọn đúng đắn để bảo trì sinh mệnh trân quý của quý vị.
Tôi hy vọng rằng quý vị độc giả có thể nắm bắt vận mệnh của chính mình vào thời khắc then chốt này của lịch sử, đưa ra lựa chọn phù hợp ý Trời, thiện với người và thiện với bản thân – sự lựa chọn của quý vị có thể giúp bản thân quý vị và toàn nhân loại thoát khỏi kết cục lịch sử cực kỳ bi thảm và vô cùng đáng tiếc đó.
Tác giả: Nhâm Tĩnh Tư, The Epoch Times, Hương Thảo biên dịch