Tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa, một kho tàng những câu chuyện sử thi giàu văn hóa truyền thống. Những tác phẩm cổ điển vượt trên cả thời gian, chủng tộc, văn hóa và giai cấp. Chúng nhắm thẳng vào thân phận con người và có thể cộng hưởng với lòng người một cách bí ẩn ở đâu đó sâu thẳm trong nội tâm mỗi chúng ta.
Tiểu thuyết Trung Hoa huyền thoại “Tây Du Ký” được xuất bản hồi thế kỷ 16 bởi thi nhân-tác gia Ngô Thừa Ân (hiệu là Xạ Dương Sơn Nhân), là một công trình sử thi hoành tráng.
Chuyện kể rằng xưa có một vị Thần do phạm tội bất kính nên bị giáng hạ xuống trần gian để chuộc tội của mình. Ngài phải sang Tây Thiên, đến Ấn Độ thỉnh lấy chân Kinh. Trong cuộc hành trình nguy hiểm, ngài đã gặp và thu nhận các đồ đệ: một Hầu Vương dũng cảm nhưng tinh quái (gọi là Tôn Ngộ Không), một Sa Tăng ít nói, và một Trư Bát Giới ham ăn mê sắc. Thật ra cả bốn thầy trò đều đang cùng nhau tìm đường quay về Trời.
Nổi tiếng với các nhân vật đầy màu sắc, cuốn tiểu thuyết là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận, một công ty nghệ thuật âm nhạc và vũ đạo Trung Hoa truyền thống (trụ sở tại New York) nổi tiếng toàn cầu và luôn được hoan nghênh từ khi thành lập (năm 2006) đến nay.
Đoàn nghệ thuật này còn mang theo bên mình sứ mệnh phục hưng văn hóa Trung Hoa truyền thống, vốn dựa trên ba cột trụ – Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo – nền văn hóa chân chính đã sinh “Tây Du Ký” trong triều đại nhà Minh.
Theo website Thần Vận, “Câu chuyện phiêu lưu rất được yêu mến này là sự kết hợp của thể loại hành động, hài hước và những bài học tinh thần”.
Bằng sự lựa chọn tuần tự những câu chuyện trong tiểu thuyết này để trình diễn, Thần Vận mang đến những thông điệp ý nghĩa mà những câu chuyện cổ muốn truyền đạt cho người đời sau.
Hầu Vương sơ vấn thế
Đoạn này diễn cảnh Mỹ Hầu Vương, sinh ra từ một tảng đá tiên và được phú cho những khả năng siêu nhiên, sống vương giả giữa sự tôn kính của bầy khỉ trên núi Hoa Quả Sơn. Nhưng khi phát hiện ra cái chết không thể tránh khỏi nơi trần gian, Hầu Vương đã tìm đến Bồ Đề Tổ sư với hy vọng được thoát khỏi sinh lão bệnh tử.
Chẳng bao lâu Hầu Vương đã khéo léo thức tỉnh những khả năng siêu nhiên thiên bẩm của mình và trở thành một học trò xuất sắc của Bồ Đề Tổ sư. Tuy nhiên, tính tự cao cùng sự kiêu ngạo đã sớm khiến ngài phạm tội với các vị Thần (đại náo Thiên cung), và để dạy cho Hầu Vương một bài học, Phật Tổ Như Lai đã phong ấn ngài dưới một quả núi 500 năm.
Hết thời hạn phong ấn, Phật Tổ ban cho Hầu Vương cơ hội thứ hai: bảo vệ Đường Tăng trên đường sang Tây Thiên thỉnh Kinh. Nếu thành công, trường sinh bất tử nơi tiên cảnh sẽ là phần thưởng chờ Hầu Vương.
Thu phục Trư Bát Giới
Trư Bát Giới, là một trong những nhân vật đáng nhớ nhất trong cuốn tiểu thuyết, từng là Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên thượng. Nhưng sau khi say rượu và mạo phạm Hằng Nga, ông đã bị đánh hạ xuống trần gian và chuyển sinh thành dạng “nửa người nửa lợn”, biểu tượng cho các loại dục vọng. Quán Thế Âm Bồ Tát đã cho ông một cơ hội nữa – chỉ điểm cho ông chờ đợi và tham gia hành trình sang Tây Thiên thỉnh Kinh của Đường Tăng.
Nhưng Trư Bát Giới thật khó mà tu chỉnh ngay bản tính của mình, ông đến một ngôi làng gần đó, cố tình ép uổng một cô nương nhà lành kết duyên với mình. Ngay lúc đó, Hầu Vương (Tôn Ngộ Không) và Đường Tăng trên đường đi thỉnh Kinh đã ghé ngang ngôi làng. Biết được toan tính xấu xa của Trư Bát Giới, Tôn Ngộ Không đã chiến đấu và đánh bại ông, chỉ để khám phá ra rằng họ đã được thiên định chung một hành trình. Tại ngôi làng đó, Trư Bát Giới đã quy y và trở thành đồ đệ của Đường Tăng, hộ tống Ngài lên đường sang Tây Thiên thỉnh Kinh.
Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Được mệnh danh là “kinh điển trong kinh điển”, câu chuyện về Bạch Cốt Tinh kể rằng một yêu quái xương trắng đã biến thành cô nương xinh đẹp, cố tình cám dỗ thầy trò Đường Tăng. Tôn Ngộ Không với “Hỏa nhãn kim tinh” không dễ bị đánh lừa, đã đánh chết cô nương trẻ do Bạch yêu hóa thành. Tuy nhiên, Bạch Cốt Tinh lại biến thành mẹ của cô gái, rồi cha của cô gái, nhưng cả hai đều bị Ngộ Không đánh chết bởi cặp mắt quá tinh tường.
Tuy nhiên, Đường Tăng không thể nhìn thấy chân tướng Bạch Cột Tinh và bị khiếp sợ bởi những lần giết người của Ngộ Không, và quyết định đuổi đại đồ đệ của mình về Hoa Quả Sơn. Đường Tăng và hai đồ đệ lại tiếp tục tiến vào khu rừng phía trước. Nhưng rừng rậm thì đầy rẫy những ma quỷ, Đường Tăng nhanh chóng bị bắt và bị biến thành một con hổ. Trong tuyệt vọng, Trư Bát Giới đã đến cầu cứu Hầu Vương. Hầu Vương đã đồng ý quay lại và đánh bại đám yêu quái, giải cứu Sư phụ một lần nữa.
Chuyện cổ và những bài học cho hiện đại
Trong suốt cuộc hành trình, Đường Tăng và các đồ đệ đã liên tục được thử thách về đức hạnh và chấp trước của họ, trải qua 81 lần kiếp nạn và khổ ải. Chỉ có cách giữ vững sự ngay thẳng, lòng kiên định và bỏ lại những yếu nhược của con người họ mới có thể vượt qua những thử thách – thường ẩn mình dưới lớp vỏ của “thất tình lục dục”: Nóng giận, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, dục vọng, tật đố, và tham ăn.
Theo website Thần Vận, “Thật sự, cuốn tiểu thuyết này rất giàu tính biểu tượng, những khổ nạn mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua làm chúng ta liên tưởng đến những thử thách mà một người phải vượt qua trên cuộc hành trình phản bổn quy chân của chính mình”.
“Tuy nhiên, sau cùng, những kẻ hành hương chân chính đã khải hoàn, họ trở về Trung Hoa với những cuốn Kinh vô giá, và thật sự được trở về nơi chốn xứng đáng của mình trên thiên thượng.”
Thần Vận có 4 đoàn, lưu diễn khắp Thế giới hằng năm.
Tại Châu Á, các khán giả Việt Nam có thể đón xem Thần Vận từ tháng 03/2015 tại các thành phố của Đài Loan, kết hợp du lịch thăm đất nước còn lưu giữ nền văn minh Trung Hoa 5000 năm cổ kính.Các thành phố của Đài Loan có buổi biểu diễn: Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Trung, Cơ Long, Đài Nam,Đào Viên, Gia Nghĩa..
Lịch biểu diễn chi tiết và đặt mua vé tại Đài Loan xem tại đây.