Đại Kỷ Nguyên

Vì sao Bồ Tát Quán Thế Âm không biết lai lịch của Tôn Ngộ Không?

Bồ Tát Quán Âm có Pháp lực cao siêu, vì sao không thể phân biệt được Lục Nhĩ Di Hầu và Ngộ Không?

Trong Tây Du Ký, sự xuất hiện của Lục Nhĩ Di Hầu (khỉ sáu tai) là do thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không ​​​​​​có tâm niệm đổi thay. Thực ra, bất kỳ sự kiện nào đều có nguyên nhân và có tác dụng khác nhau đối với việc gợi mở nhận thức về con người và sự vật. Sự xuất hiện của Lục Nhĩ Di Hầu cũng cho thấy một đạo lý là: Nguồn gốc tuy tương đồng nhưng sự lựa chọn khác nhau thì kết quả cuối cùng cũng khác nhau. Lục Nhĩ Di Hầu mặc dù cũng mong cầu viên mãn nhưng tâm tính bất hảo (tấn công thầy trò Đường Tăng, lừa Thần dối Phật), không chọn việc tu tâm mà chỉ cầu kết quả, cuối cùng rơi vào kết cục bi thảm.

Ngộ Không ở bên ngoài Tam giới

Trong hồi thứ 7 “Đại Thánh trốn khỏi lò bát quái – Hầu vương giam dưới núi Ngũ Hành” có đoạn:

Chỉ thấy viên linh quan tuần thị đến báo: “Bẩm, Đại Thánh lại thò đầu ra”. Phật Tổ nói: “Không sao, không sao!” và rút trong tay áo ra một tờ giấy, trên có sáu chữ vàng: “Úm-ma-ni-bát-mê-hồng”. A Nan vâng lệnh cầm đạo bùa ra khỏi cửa trời, đến thẳng đỉnh núi Ngũ Hành, dán chặt đạo bùa vào tảng đá bốn cạnh vuông vức. Quả núi tức thì mọc rễ khép liền lại.

Từ đây có thể thấy rằng, không phải núi Ngũ Hành mà chính là chân ngôn bùa chú của Phật Như Lai mới áp chế được Ngộ Không. Điều ấy chứng tỏ Ngộ Không vốn không trong Ngũ Hành, đã ở ngoài Tam giới.

Ngộ Không và Lục Nhĩ Di Hầu có cùng nguồn gốc

Hồi thứ 58 “Nhị tâm làm loạn càn khôn rộng – Một thể khó tu tịch diệt chân” viết:

Bồ Tát lại xin Phật Tổ nói cho biết các giống loài trong vòng trời. Như Lai mới nói: “Trong khắp vòng trời có năm loại tiên: tiên trời, tiên đất, tiên thần, tiên người và tiên quỷ. Có năm loại trùng: loài khỏa trùng, loài có vẩy, loài lông mao, loài lông vũ và loài côn trùng. Yêu quái này không thuộc năm loại tiên: trời, đất, thần, người, quỷ, cũng không thuộc năm loại trùng: khỏa trùng, loài có vẩy, loài lông mao, loài lông vũ và côn trùng. Lại còn có bốn loài khỉ trà trộn ở đời không thuộc vào mười loài trên”.

Bồ Tát nói: “Xin hỏi Phật Tổ bốn loài khỉ đó”, Như Lai nói: “Thứ nhất là loài khỉ có linh thông, giỏi biến hóa biết thiên thời địa lợi, đổi vật dời sao. Thứ hai là loài khỉ ngựa đỏ đít, hiểu âm dương, tinh nhân sự, giỏi xuất nhập, thoát chết sống lâu. Thứ ba là loài khỉ vượn tay dài cầm nắm cả mặt trời mặt trăng, thu nhỏ cả nghìn núi, phân biệt được dữ lành, đùa cợt cả trời đất. Thứ tư là loài di hầu sáu tai nghe hiểu âm thanh, xét thông lý lẽ, biết việc sau trước, muôn việc sáng thông. Bốn loài khỉ này không thuộc vào mười loài trên, nên không có tên trong mười loài đó. Ta xem ra thì Tôn Ngộ Không giả chính là loài di hầu sáu tai vậy. Con khỉ này đứng ở một nơi, biết được mọi việc nơi ngoài nghìn dặm. Phàm khi người nói chuyện, nó cũng hiểu cả, cho nên nó nghe hiểu giọng nói, xét thông lý lẽ, biết việc trước sau, sáng thông vạn vật. Kẻ giống Ngộ Không thật từ hình dạng đến giọng nói kia chính là loài di hầu sáu tai ấy”.

Ngộ Không và Lục Nhĩ Di Hầu đều là sinh mệnh ngoài Tam giới, nhưng chỉ có Ngộ Không là chuyên cần tu luyện Phật Pháp, còn Lục Nhĩ Di Hầu thì không tu tâm tính mà chỉ cầu viên mãn, nên mới rơi vào kết cục bị trừng phạt.

(Ảnh minh họa: youtube.com)

Trải qua vạn khổ mới chứng đắc quả vị

Mãi đến khi tới được Linh Sơn Phật thổ, hoàn thành con đường thỉnh kinh thì Ngộ Không mới có thể thành Phật, quả vị không thấp hơn Bồ Tát. Vì sao vậy? Thực ra Ngộ Không vốn dĩ không ở trong Tam giới, ngay cả Quán Âm Bồ Tát cũng không biết được nguyên lai của Đại Thánh. Điều ấy nói rõ rằng Ngộ Không có tầng thứ cao hơn Bồ Tát.

Vậy vì sao Ngộ Không lại đến cõi người ô trọc này? Và lại phải trải qua ma nạn trùng trùng trên đường thỉnh kinh, giúp Như Lai truyền Pháp sang Đông Thổ đồng thời tu luyện bản thân, cuối cùng mới chứng đắc quả vị? Đó là bởi Ngộ Không tuy ở ngoài Tam giới nhưng chưa có quả vị nên mới cần phải tu luyện, và chỉ thông qua tu luyện mới có được Phật vị.

Lục Nhĩ Di Hầu là loài khỉ không ở trong Tam giới, con người cũng chưa từng biết đến. Ngộ Không cũng là loài linh hầu ở bên ngoài Tam giới, phải trải qua tu luyện để chứng đắc thành Phật. Câu chuyện này nói với chúng ta rằng: Ngoài Trời còn có Trời, ngoài Thần còn có Thần, tầng thứ quả vị nhiều không sao kể xiết, mà nguyên lai của Đức Phật Tổ Như Lai cũng là điều bất khả tư nghị, không ai có thể nghĩ bàn…

Theo Secretchina

Xem thêm:

Exit mobile version