Đại Kỷ Nguyên

Vì sao Chúa Jesus nói: ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’?

“Nếu tôi trông thấy Thần thì tôi sẽ tín Thần”, người hiện đại đều nói như thế. Nhưng tại sao Chúa Jesus nói: “Phúc cho ai không thấy mà tin”?

Tô-ma đa nghi

Ngày thứ 3 sau khi Chúa Jesus chết, các phụ nữ muốn dùng cao thơm để xức lên di thể Chúa Jesus, kết quả phát hiện ra trong mộ trống không. Họ vội vàng nói với các môn đồ rằng Chúa Jesus đã sống lại rồi. Các môn đồ “cho là nói càn, không tin”.

Đương thời, các môn đồ bị người Do Thái áp bức phải phân tán trốn chạy. Họ đang trốn tránh và tụ họp ở một gian phòng thì Chúa Jesus xuất hiện. Ngài nói với các môn đồ rằng: “Mong các trò bình an”.

Các môn đồ liền hoảng sợ, cho rằng họ trông thấy ma, bởi vì cánh cửa phòng vẫn đang khóa. Chúa Jesus nói: “Các trò hãy xem tay của ta, chân của ta thì biết thực sự là ta đó. Các trò hãy sờ xem. Hồn thì không có xương không có thịt, các trò xem, ta có xương thịt”.

(Ảnh: medium.com)

Sau đó, Chúa Jesus còn thổi một hơi về phía họ, các môn đồ kinh ngạc đến mức không dám tin. Chúa Jesus nói: “Các trò ở đây có gì ăn không?”.

Họ đem ra một miếng cá chiên. Chúa Jesus nhận rồi ăn trước mặt các môn đồ. Lúc này, các môn đồ mới tin là Chúa Jesus đã thực sự sống lại rồi.

Nhưng hôm đó, Tô-ma không có mặt. Tô-ma là một trong số 12 môn đồ, nổi tiếng là đa nghi.

Sau đó, các môn đồ tràn đầy hạnh phúc, vui mừng vây quanh Tô-ma nói: “Chúng ta đã trông thấy Chúa rồi. Chúa Jesus đã sống lại rồi”. Tô-ma đau buồn vẫn không tin, anh chỉ tin vào điều đích thân anh trải qua, anh chỉ tin vào cặp mắt của mình.

Chúa Jesus chết trên giá thập tự, hình ảnh ấy đã kích động Tô-ma quá lớn. Anh trông thấy Chúa Jesus bị đánh thương tích đầy mình, đau đớn như người bình thường. Anh trông thấy Chúa Jesus chảy máu, cũng giống y như người bình thường. Chúa Jesus với nhục thân giống với người phàm như vậy, cũng không chịu được gậy, đá và gươm giáo, cũng chảy máu mà chết. Chúa Jesus đã thực sự chết rồi, sao có thể sống lại? Sống lại là việc vượt ngoài tri thức của con người, không hợp với thường thức. Tô-ma nghĩ không thông, không thể nào hiểu được.

Là đệ tử, Tô-ma đã theo Chúa Jesus 3 năm rưỡi, thực tế cũng đã đích thân thấy các Thần tích của Chúa Jesus. Chúa Jesus đi trên mặt biển, chớp mắt khiến gió bão tan. Anh đã thấy Chúa Jesus khiến người mù sáng mắt trở lại, khiến người què đi được trở lại, khiến người bị hủi khỏi bệnh. Thậm chí Lazarus chết đã 4 ngày được Chúa Jesus gọi từ dưới mộ hồi sinh trở lại, Tô-ma cũng đã nhìn thấy.

Nhưng lúc này, Tô-ma không tin, anh quên Chúa Jesus là con trai của Thần, đã quên năng lực siêu phàm của Chúa. Khi còn sống, Chúa Jesus đã nói với các môn đồ của mình một câu dự ngôn rằng: “Ta sẽ bị hại, bị giết chết, 3 ngày sau sẽ sống lại”. Những điều này Tô-ma đều đã quên rồi, hoặc là anh hoàn toàn không tin những lời của Thầy.

Do đó, Tô-ma nói: “Tôi không thấy vết đinh trên tay Ngài, dùng đầu ngón tay chọc vào vết đinh ấy, dùng tay đưa vào bên sườn Ngài thì tôi sẽ không tin”.

Qua 8 ngày, trong một căn phòng cửa chính cửa sổ đóng kín, các môn đồ lại bí mật tụ họp. Chúa Jesus lại đột nhiên hiện ra trước mặt họ. Biết rõ hoàn cảnh của các môn đồ, Chúa Jesus nói câu đầu tiên là: “Mong các trò bình an”.

Sau đó, Chúa quay người hướng về Tô-ma nói: “Giơ đầu ngón tay của trò ra, hãy sờ vào tay ta. Giơ bàn tay của trò ra, hãy đưa tay vào bên sườn ta”.

Trong lời nói của Chúa Jesus không hề có chút trách mắng nào, Ngài biết rõ nhu cầu của Tô-ma. Tô-ma đa nghi, mềm yếu, Chúa Jesus biết rõ. Ngài hiển hiện cho Tô-ma thấy là để Tô-ma có thể lý giải được sự tồn tại của không gian này: Tay của Ngài có vết đinh dài xuyên thấu, sườn của Ngài có cái lỗ do cây giáo dài đâm, bên trong vẫn còn có vết máu chảy ra.

(Ảnh: wallpaperflare.com)

Tô-ma đích thân nhìn thấy sự thật, lại được bao dung và khoan thứ nên những nghi hoặc hoàn toàn tiêu tan. Anh vô cùng hối hận, phủ phục trước mặt Chúa kinh ngạc hô lên: “Chúa của con, Thần của con”.

Sau đó, Tô-ma lĩnh giáo lời dạy bảo của Thần đối với anh:

“Trò vì trông thấy Ta mới tin. Phúc cho ai không thấy mà tin”.

Tại sao Chúa Jesus không từ giá thập tự đi xuống?

Tại sao Chúa Jesus không từ giá thập tự đi xuống chứng minh với mọi người Ngài là Thần? Một nguyên nhân có thể là Ngài không thể dùng Thần tích để chinh phục người thế tục. Nếu ai ai cũng nhìn thấy Thần Phật đại hiển thì ai mà chẳng tin?

Không thấy Thần tích mà vẫn tin những lời Thần đã nói, đó mới là điều Thần khen ngợi. Loại người này sẽ có được nhiều sự bảo hộ của Thần, do đó “Phúc cho ai không thấy mà tin”.

Đúng như sứ đồ Phao-lô đã nói: “Chúng ta hành xử làm người là dựa vào tín tâm chứ không dựa vào mắt nhìn thấy”. “Mắt nhìn thấy” thường thường chỉ là một cơ duyên nhận thức Thần mà thôi, đương nhiên có thể kiên trì tín tâm. Tuy nhiên, khảo nghiệm của Thần đối với con người thường thường là xóa bỏ tất cả những bằng cứ thực tại ở không gian này của con người, khi đó bạn còn có thể tín Thần vô điều kiện không?

Trong thuận cảnh, khi con người nhận được ân huệ của Thần thì cảm ơn, ca ngợi Thần. Khi gặp nghịch cảnh, con người liền thất vọng oán trách Thần. Đây đều là hữu cầu. Loại “Tín” này là nhận thức cảm tính, không phải “Chân Tín”. Tín không phải là khi gặp biến cố, khổ nạn, bệnh hiểm nghèo thì mới đến cầu xin Thần bảo hộ. Tín không phải dừng ở trong đầu não, trong tri thức, mà là dám đem bản thân hiến dâng giao phó, không lo được lo mất, không xem trước nhìn sau. 

Tín là không nghi hoặc, cho dù những hiện tượng vượt quá phạm vi lý giải của mình thì cũng hoàn toàn tiếp nhận. Run rẩy trên mỏm núi trước vực sâu, chúng ta không thể nào biết trước được vực sâu dưới kia thế nào, nhưng vẫn có thể dựa vào “Tín” mà nhảy xuống. Nơi đen tối, trong hư vô thì nhất định phải có chỗ dựa của Thần, bởi vì bất kể chúng ta có thể tận mắt nhìn thấy hay không thì Thần vẫn luôn ở bên chúng ta.

Sự phục sinh của Chúa Jesus đã chứng minh rằng nhục thân con người đều phải chết, nhưng sinh mệnh có thể vĩnh viễn tồn tại. Do đó, khi Tô-ma đã chuyển từ nghi hoặc sang thành tín, ông liền bắt đầu kiên định truyền giáo. Từ Ba Tư truyền sang hướng Đông, ông đã truyền Đạo đến Ấn Độ, khiến những viên tế tư của dị giáo đố kỵ. Cuối cùng, ông bị một đám người dùng giáo đâm xuyên thân thể, đã vì Đạo tuẫn nạn. Ngày nay, ở Ấn Độ vẫn còn có giáo hội Tô-ma có lịch sử lâu đời. 

(Tài liệu tham khảo: Phúc Âm Giôn, Phúc Âm Luca, Tô-ma hạnh truyện)

Nhất Tâm
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Bạn đang đọc bài viết: “Vì sao Chúa Jesus nói: ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’?” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

 

Exit mobile version