Người Việt Nam chúng ta ai cũng biết dùng đũa để ăn cơm. Thói quen này đã trải qua hàng ngàn năm nay. Nhưng bạn có biết văn hóa sử dụng và độ dài của đôi đũa mình dùng mỗi ngày không?
Văn hóa dùng đũa trong ăn cơm
Cho dù là người Việt Nam, người Trung Quốc, người Hàn Quốc hay người Nhật Bản thì đều sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày. Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay thông thường khi ngồi ăn thì khoảng cách giữa chỗ ngồi và mâm cơm là tương đối xa. Cho nên, đôi đũa phải có độ dài tương đối. Để thuận tiện trong việc gắp đồ ăn và tránh bị trượt, đôi đũa thường được làm từ tre và gỗ. Ngoài ra, chiếc đũa đối với người Việt Nam cũng có một số điều cấm kỵ thường được nhắc đến như sau:
1. Tuyệt đối không được cắm đũa thẳng đứng trong bát cơm, đây là điều tối kỵ.
2. Tuyệt đối không dùng đũa để gõ lên bát, đĩa và bàn.
3. Không cho đũa vào trong miệng để gặm.
4. Không dùng đũa cắm vào thức ăn để đưa lên miệng.
5. Tránh việc dùng đũa cao thấp khác nhau trong bữa ăn.
6. Không dùng đũa đẩy bát đĩa hay chỉ người này người khác, nối đũa…
Độ dài và tác dụng của chiếc đũa
Nguồn gốc của đôi đũa mà chúng ta dùng ngày nay là có bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Đôi đũa của người Trung Hoa có tiêu chuẩn về chiều dài là 7 tấc 6 phân. (khoảng 25.308 cm). “7 tấc 6 phân” là tượng trưng cho “thất tình lục dục” của con người. Ngày nay, có thể nhiều người làm đũa đã không còn chú ý đến chi tiết này nữa.
Điểm mấu chốt là đũa phải gồm hai chiếc và được gọi là một đôi. Vì sao, rõ ràng hai chiếc đũa không gọi là “hai chiếc đũa” lại gọi là một đôi? Đây là bởi vì có lý niệm thái cực và âm dương. Thái cực là một còn âm và dương là hai. Một chính là hai, hai chính là một, trong một bao gồm hai và hợp hai làm một. Đây là triết học của người Trung Quốc, người Phương tây khó có thể hiểu được.
Khi sử dụng chiếc đũa phải chú ý sự phối hợp và cân đối. Một chiếc động và một chiếc không động mới có thể giữ chặt được thức ăn. Nếu như hai chiếc đều động, hoặc hai chiếc đều bất động thì không thể kẹp được thức ăn. Đây là nguyên lý âm dương của người Trung Quốc, cũng có nguyên lý đòn bẩy của cơ học Tây phương.
Ngoài việc dùng để ăn cơm, đũa còn có tác dụng điểm huyệt, mát xa và cạo gió. Trước đây những người đi lang bạt, đi xa thường mang theo bên mình một đôi đũa, có bệnh gì đều có thể tự mình chữa trị. Nếu như quên mang đũa, người ta chỉ cần bẻ một nhánh cây, tước ra làm hai rồi mài vào đá, rửa một chút là có thể sử dụng được.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm: