Một virus rất “hot” đang khiến nhiều người tranh luận, nên gọi tên dựa theo “quê quán” hay theo đối tượng đã khiến loại virus này phát tán thành một đại dịch toàn cầu?

Gần đây có một chủ đề được nhiều người quan tâm, đó là về tên gọi của virus gây viêm phổi Vũ Hán. Đầu tháng Ba, khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo dùng từ “virus Vũ Hán” trong một buổi họp báo, nhà cầm quyền đã Bắc Kinh nổi giận. Tại sao Bắc Kinh lại phản ứng mạnh mẽ như vậy? Và sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thay tên đổi họ cho virus, đã có một xu hướng muốn đổi lại tên cho thứ virus này, vậy có cần phải trả lại đúng tên cho loại virus này hay không?

Tên gọi của bệnh dịch

Việc tên của một bệnh dịch được lấy theo nguồn gốc xuất xứ là điều bình thường, nó không mang ý nghĩa kỳ thị gì cả. Hơn nữa gọi như vậy người ta dễ nhớ hơn là những tên khoa học chứa những ký tự viết mà phải diễn giải một lúc mới có thể giúp cho những người không làm trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan hiểu được.

Dịch cúm hoành hành năm 1918-1919, người ta vẫn gọi là cúm Tây Ban Nha. Hay như dịch Ebola từng đe dọa an ninh toàn cầu xảy ra năm 2014, thì Ebola là tên của một con sông nhánh, thuộc hạ lưu sông Congo, nước Congo ở châu Phi. Chủng virus gây viêm phổi MERs, thì MERs là viết tắt của Middle East Respiratory Syndrome – Hội chứng hô hấp cấp (ở) Trung Đông. Hay cái tên như “tả lợn châu Phi”, “viêm não Nhật Bản” cũng là lấy tên địa danh đầu tiên bùng phát gắn vào dịch bệnh.

Vì sao nên gọi đúng tên virus gây viêm phổi Vũ Hán là virus ĐCSTQ?
Sông Ebola trên bản đồ (ảnh: Wikimedia Commons).

Khi nghe những tên dịch bệnh như vậy chúng ta có kỳ thị những người Tây Ban Nha, những người ở châu Phi hay Nhật Bản không? Có lẽ là không. Vậy thì tại sao đương quyền Trung Quốc lại phản ứng mạnh mẽ quyết liệt khi ông Mike Pompeo gọi virus gây viêm phổi đang hoành hành trên thế giới là “virus Vũ Hán”, hay khi Tổng thống Trump gọi tên “virus Trung Quốc”?

Chính quyền Trung Quốc muốn từ tội đồ trở thành anh hùng

Theo tờ Nhật báo phố Wall, ngày 10/12 một thương gia buôn bán hải sản là Ngụy Khuê Hiền đã đến một phòng khám nhỏ ở địa phương để được điều trị vì nghĩ mình bị cảm lạnh. 8 ngày sau, cô hầu như đã không còn tỉnh táo trên giường bệnh. Đây là một trong những trường hợp đầu tiên nghi ngờ nhiễm viêm phổi Vũ Hán.

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng có công bố một tin nhắn trong nhóm các bạn học chung để cảnh báo rằng, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán có thể sẽ bùng phát ôn dịch. Đến ngày 3/1 cảnh sát Vũ Hán đã nhanh chóng triệu tập bác sĩ Lý với lý do anh đã “công bố thông tin không đúng sự thật”.

Ngày 19/1 Vũ Hán tổ chức hoạt động cộng đồng đi bộ trăm bước có hơn… 40.000 gia đình tham gia, bao gồm “buổi yến tiệc vạn người” (vạn gia yến). Nhưng mãi đến ngày 22/1, chính phủ Trung Quốc mới quyết định công bố bùng phát dịch bệnh trên toàn quốc. Giấu giếm thông tin bệnh dịch tại Vũ Hán là lý do chủ yếu khiến cho năm triệu dân thành phố Vũ Hán có thể tỏa về quê hoặc ra nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán, khiến cho tốc độ lan truyền bệnh trên thế giới rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

Nếu chính quyền Trung Quốc không giấu giếm và công bố sớm hơn thì hậu quả sẽ không tệ hại đến như vậy.

Giữa tháng Hai, WHO ra mắt tên gọi mới COVID-19. Được đà, chiến dịch đổ thừa của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu.

Ngày 27/2, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nói rằng, dù dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc nhưng không có căn cứ để nói nó xuất phát từ Trung Quốc. Lập luận này vô lý ở chỗ là chưa từng có ca nhiễm bệnh nào liên quan đến loại virus này được ghi nhận trước đó bên ngoài Trung Quốc.

Vì sao nên gọi đúng tên virus gây viêm phổi Vũ Hán là virus ĐCSTQ?
Ảnh chụp màn hình dòng trạng thái trên Twitter của Đại sứ Trung Quốc ở Nam Phi với đại ý, dù dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc nhưng không có căn cứ để nói nó xuất phát từ Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo gần đây còn gửi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng nếu phải đối phó với “virus corona Nhật Bản”.

Cũng trong thời gian này, ĐCSTQ đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền yêu cầu thế giới phải “cảm ơn” họ vì đã dẫn đầu các biện pháp chống dịch. Họ nói rằng chỉ có Trung Quốc mới có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay để kiểm soát tình trạng dịch, còn các nền dân chủ cấp tiến thì không thể, rằng chính quyền Trung Quốc đã “lãnh đạo thế giới” chống dịch thành công.

Thêm vào đó ngày 12/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tung ra tin đồn cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang chủng virus này vào Trung Quốc.

Vì những cáo buộc mang tính tuyên truyền như vậy, ngày 18/3 Tổng thống Trump gọi là “virus Trung Quốc” trên trang Twitter của mình. Cũng trong thời gian gần đây, một vài tờ báo người Hoa hải ngoại đã đề xuất gọi virus gây viêm phổi Vũ Hán là virus Trung cộng (CCP virus) như một bước tiến sâu hơn nữa chỉ thẳng vào đối tượng đã khiến virus lan rộng toàn cầu, chứ không chỉ là địa danh nơi virus bắt đầu bùng phát.

Cái tên nói lên nhiều điều và có lẽ cũng đã đến lúc thế giới cần tách biệt rõ người dân, đất nước Trung Hoa với Trung cộng (ĐCSTQ).

Trung Hoa không phải là Trung cộng (ĐCSTQ)

Chữ Hoa (華) trong Trung Hoa (中華) nghĩa là tinh hoa, tinh anh hay phần tinh túy tốt đẹp. Văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, là nền văn minh rực rỡ huy hoàng, ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia lân cận.

Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng là bốn phát minh quan trọng thời Trung Quốc cổ đại, đến ngày nay chúng ta vẫn thừa hưởng những điều đó. Đến thời trung đại, nhà Đường được gọi là “thiên triều thịnh thế”, các phương diện về văn hóa, tín ngưỡng, thơ ca, quân sự, kinh tế… đều đạt được đỉnh cao. Dưới thời nhà Đường, Trung Quốc chiếm tới 40% kinh tế thế giới, Tam giáo (Nho – Phật – Đạo) phát triển hài hòa mà không xảy ra xung đột, thơ ca cũng đạt được đỉnh cao với những bậc kỳ tài như Lý Bạch, Đỗ Phủ, sơ Đường tứ kiệt…

Nền văn hóa thời đó còn ảnh hưởng đến quốc gia lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam… 

Nhà Thanh vốn là dân tộc Mãn (thiểu số) chứ không phải là dân tộc Hán nhưng khi nắm quyền thiên hạ cũng học Hán tự và văn hóa của người Hán. Hoàng đế Khang Hy còn viết cả bộ “Khang Hy tự điển” để tra cứu từ tiếng Hán. Điều đó chứng minh rằng, nếu nền văn hóa văn minh đó rực rỡ thì nó không phải là của một dân tộc nào cả mà là tài sản chung, và một dân tộc cũng sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa trong nền văn hóa ấy.

Đến thời hiện đại, văn minh 5.000 Trung Hoa thể hiện rõ ở quốc gia Đài Loan và trong biểu diễn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận). Những du khách từ Đại lục đến thăm cố cung ở thành phố Đài Bắc (Đài Loan), khi nhìn những cổ vật, có một số người xúc động đến rơi nước mắt, nói rằng ở Trung Quốc chúng tôi không được thấy những cổ vật như thế này. Hay khi những người Hoa xem biểu diễn Thần Vận họ mới thốt lên rằng, hóa ra đây mới là văn minh Trung Hoa 5.000 năm thật sự, chứ không phải là những biểu diễn thập cẩm trên truyền hình mà họ xem ở Đại lục.

Vì sao nên gọi đúng tên virus gây viêm phổi Vũ Hán là virus ĐCSTQ?
Cố cung ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan (ảnh: Flickr).

Còn ĐCSTQ thành lập năm 1921 đến nay chưa tới 100 năm và đã gây ra những gì cho đất nước Trung Quốc?

Từ khi giành được quyền thống trị đến nay, ĐCSTQ đã “nhuộm đỏ” mảnh đất Thần Châu. Từ cải cách ruộng đất nhằm tiêu diệt giai cấp địa chủ, đến cải cách công thương để tiêu diệt giai cấp tư sản. Từ Đại nhảy vọt tạo ra nạn đói khiến 40 triệu người chết đến Cách mạng văn hóa với làn sóng khủng bố đỏ và bạo lực lan tràn khắp Trung Quốc.

Ngày 4/6/1989 xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ đã cử quân đội tàn sát người biểu tình bằng súng ống và xe tăng, ước tính có 10.000 người bị giết hại, theo một tài liệu mật của Anh Quốc công bố năm 2017.

Năm 1999, ĐCSTQ phát động chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đối với 70-100 triệu người tập Pháp Luân Công, môn khí công thuộc trường phái Phật gia. Quyết định này mở đầu cho hàng loạt vi phạm nhân quyền liên quan đến việc tra tấn, cưỡng bức lao động, giết hại và mổ cướp nội tạng đối với lượng lớn các học viên.

Chưa hết, mới năm ngoái, người biểu tình Hồng Kông đã thấm thía sự tàn bạo của cầm quyền Trung Quốc, họ nói cho thế giới về bản chất Trung Cộng, nhưng người dân Đại lục có người lắng nghe, có người còn thờ ơ. Cho đến dịch viêm phổi Vũ Hán này, người dân Đại lục mới hiểu hơn ai hết khi chính họ bị bịt miệng, cấm đoán và giam giữ trong nhà, không chỉ chết vì dịch bệnh mà còn có thể chết vì đói, chết vì không biết sự thật, chết vì quá tin ĐCSTQ…

Quay lại với cái tên của virus, đã có những bằng chứng về mối quan của virus này với phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán.

Trả lời phỏng vấn đài Fox News ngày 16/2, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton khẳng định Phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán, tại thành phố Vũ Hán là nơi virus chào đời.

Tờ Thời sự song ngữ Hong Kong cho biết có nhiều đầu mối cho thấy virus được hình thành dưới tác động của bàn tay con người, thậm chí có thể dùng làm vũ khí sinh học.

Truyền thông có đưa ra nghi vấn virus này xổng ra từ một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán.

Gọi là “virus Vũ Hán” hay “virus Trung Quốc” thì cũng chẳng sai, nhưng nếu gọi bằng “virus CCP” (virus Trung cộng) như một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới đã gọi sẽ khiến người dân Trung Quốc và thế giới hiểu được nguồn gốc của cơn đại dịch kinh hoàng này, hiểu được bản chất của Trung cộng, để có thể lý trí trước những tuyên truyền giả dối, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch này, chứ không phải lấp liếm bằng cách hô hào mình là vị anh hùng của thế giới.

Video: Cô Vi bị chối bỏ, trả lại tên cho em!

videoinfo__video3.dkn.tv||d461e6870__