Đại Kỷ Nguyên

Vì sao nói: Văn hóa cổ Trung Hoa là văn hóa Thần truyền? (Phần 1)

Từ xưa đến nay, chúng ta thường nghe nói rằng, văn hóa Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, với ý nghĩa rằng, văn hóa của dân tộc Trung Hoa cổ xưa là văn hóa do Thần truyền cấp cho con người. Vì sao lại nói như vậy? Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa cổ xưa để trả lời cho câu hỏi này!

Sự ra đời của văn hóa Trung Hoa

Dân tộc Trung Hoa còn được gọi là dân tộc Hoa Hạ. Nguyên ban đầu là chỉ bộ tộc người tiền sử Hoa Tộc và Hạ Tộc được phân bố ở lưu vực sông Hoàng Hà. Hai bộ tộc lớn này được người đời sau xưng là ngọn nguồn của văn minh Trung Hoa.

Trong văn minh Trung Hoa, Hoàng đế chính là người đầu tiên trong “Ngũ đế”, được xưng là “Nhân văn sơ tổ” (tạm dịch: Ông tổ của văn minh con người) của dân tộc Trung Hoa.

Trong thời kỳ Hoàng Đế tại vị, ông đã bắt đầu gieo trồng được lúa, đẩy mạnh sản xuất, làm ra áo và mũ, chế tạo thuyền, xe, thảo ra được các luật về âm nhạc, sáng lập ra y học, làm lịch…Đó là những ngành nghề mà ông đã khai sáng ra cho dân tộc Hoa Hạ.

Tranh vẽ chân dung vị vua huyền thoại Hoàng Đế của Trung Hoa cổ (Ảnh: wikipedia.org)

Trong “Sử ký” ghi chép lại rằng, Hoàng Đế có khả năng khai sáng được đủ mọi ngành nghề của dân tộc Hoa Hạ, ấy là vì ông được Thần linh cấp cho trí huệ. Sau khi Hoàng Đế hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình, ông lại trở về Thiên giới.

Điều đó chứng minh rằng, hết thảy những gì mà “thủy tổ văn minh” Hoàng Đế truyền cấp dân tộc Trung Hoa về căn bản đều là do ông đã thay mặt Thần mà truyền cấp cho con người. Hay nói cách khác, chính là Thần đã thông qua Hoàng Đế mà truyền cấp văn hóa cho dân tộc Trung Hoa.

Căn cứ vào cuốn “Thuyết văn giải tự ” thì “Thần” có nghĩa là “Thiên Thần”, là đấng tối cao dẫn xuất ra vạn vật. Người xưa Trung Hoa cho rằng, “Thần” là đấng tối cao sáng tạo ra hết thảy vạn sự vạn vật trong không gian vũ trụ này của chúng ta, bao gồm: Tinh cầu, phân tử, thời gian, sóng điện tử, nước…

Có người lại cho rằng, “Thần” chính là sinh mệnh cao cấp vốn có tiêu chuẩn đạo đức cực cao. Những sinh mệnh cao cấp ấy nắm giữ những kỹ thuật vi mô và vĩ mô cực kỳ tiên tiến. Họ có thể sáng tạo, khống chế và cân bằng các loại vật chất từ cực kỳ vi mô đến cực kỳ vĩ mô.

“Tiêu chuẩn đạo đức cực cao” là đặc thù nổi bật nhất của những sinh mệnh cao cấp này. Đây cũng là nguyên nhân căn bản của việc khi Thần truyền cấp văn hóa cho con người lại vô cùng chú trọng đến đạo đức. Hay nói cách khác, “Đạo đức”, “Thần” và “Văn hóa Thần truyền” là có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời. Chúng hòa hợp thành một thể thống nhất.

Thần đã tạo ra nền tảng của dân tộc Trung Hoa

“Dịch Kinh” và “Đạo đức kinh” là hai bộ tác phẩm có ảnh hưởng lâu đời nhất, rộng khắp nhất và sâu sắc nhất đến dân tộc Trung Hoa.

“Dịch Kinh” cũng được gọi là “Chu Dịch”, còn được Nho gia tôn là bộ kinh đứng đầu trong “Ngũ Kinh”. (“Ngũ Kinh” bao gồm: “Kinh Thi”, “Kinh Thư”, “Kinh Lễ”, “Kinh Dịch” và “Kinh Xuân Thu”).

Đồng thời “Dịch Kinh” cũng là một trong “tam đại kỳ thư” – ba cuốn sách quý hiếm thời thượng cổ. “Dịch” vốn có 3 phiên bản, gồm “Liên Sơn”, “Quy Tàng” và “Chu Dịch”. Nhưng trong đó chỉ có “Chu Dịch” là được lưu truyền đến ngày nay.

“Dịch Kinh” (Ảnh: Sưu tầm)

Nội dung cốt lõi của “Dịch” chính là thông qua quẻ tượng để bói toán tương lai. Bởi vì lý luận và công hiệu của nó vô cùng kỳ diệu nên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với dân tộc Trung Hoa. Kỳ thực, bản thân “Dịch” vốn là một kỹ năng mà Thần truyền. Sự kỳ diệu của nó đủ để nói rõ điểm này và người Trung Hoa xưa thảy đều công nhận.

Nho gia tôn sùng “Dịch” là kinh sách đứng đầu. Từ đó có thể thấy rằng, bản chất tư tưởng của Nho gia cũng là một loại văn hóa Thần truyền ở nơi thế tục.

Hai cuốn khác của “Tam đại kỳ thư” thời thượng cổ chính là “Hoàng đế nội kinh” và “Sơn Hải kinh”. Trong đó “Hoàng đế nội kinh” là tác phẩm y học ra đời sớm nhất của Hoa Hạ, cũng là bộ sách viết về cơ sở lý luận của dưỡng sinh và tu đạo. Tương truyền rằng, đây cũng là Hoàng đế thay mặt Thần truyền cấp cho con người.

“Sơn Hải kinh” là cuốn sách trực tiếp ghi chép lại rất nhiều những truyền thuyết thần thoại kỳ quái và những truyền thuyết dân gian. Cho nên, “Tam đại kỳ thư” có liên quan với Thần, là nền tảng quan trọng của văn hóa Thần truyền cho dân tộc Trung Hoa cổ đại.

Ảnh minh họa Lão Tử (Nguồn: Sưu tầm)

“Đạo Đức Kinh” còn gọi là “Ngũ thiên ngôn”. Trong “Sử ký. Lão Tử liệt truyện” của Tư Mã Thiên có viết: “Lão tử tu đạo đức. Cái học của ông trọng ẩn dật, vô danh. Ở nhà Chu lâu năm, về sau thấy nhà Chu suy, ông liền ra đi. Tới Quan ải, quan lệnh là Doãn Hỷ nói: “Tiên sinh, ngài muốn đi ẩn cư, sau này tôi không còn được nghe ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”. Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”, gồm hai thiên với hơn 5000 chữ. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.”

Vào thời nhà Chu cách đây hơn 2500 năm, Lão Tử đã được người đời ca ngợi, danh tiếng của ông được truyền tụng khắp nơi. “Đạo đức kinh” chính là bộ kinh thư hoàn chỉnh giúp cổ nhân tu luyện thành Thần tiên. Về sau này, “Đạo đức kinh” cũng được tôn sùng là bộ sách đứng đầu trong các kinh thư Đạo gia. Đạo gia của Trung Hoa lấy hai từ “Đạo Đức” làm tên sách, nhằm biểu lộ rõ ra tác dụng quan trọng của “đạo đức” trong tu Đạo.

(Còn tiếp…)

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Exit mobile version