Hoàng đế có cả thiên hạ trong tay, thế nhưng tẩm cung, buồng ngủ của họ chỉ rộng khoảng 10 mét vuông. Có ý tứ thâm sâu nào đằng sau chuyện này đây?

Trong lý thuyết phong thủy Trung Quốc cổ đại có câu: “Phòng ngủ lớn mà ít người là phòng ngủ đại hung”. Bởi vì phòng ngủ lớn sẽ hút nhân khí của con người. Người ta phải dùng quá nhiều năng lượng để lấp đầy không gian của căn phòng, thiệt hại cho cơ thể họ là không thể hình dung được. Khi năng lượng cơ thể tiêu thụ quá nhiều thì thể chất tự nhiên yếu ớt, mặt mày ủ rũ, thờ ơ với công việc, mắc nhiều sai lầm, khả năng phán đoán cũng suy giảm và luôn gặp phải những điều xui xẻo. 

Trước đây, người ta cũng cho rằng những người ngủ trong phòng quá rộng sẽ rất khó sinh con cái. Qua thực tiễn, người ta phát hiện ra rằng, phòng ngủ chỉ nên rộng khoảng 15 mét vuông hoặc 20 mét vuông trở xuống. Ngủ trong những căn phòng rộng hơn 20 mét vuông sẽ khiến cặp vợ chồng rất khó sinh con, dù chưa có các bằng chứng về y khoa về điều này. Khi phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng, thể chất của người ta sẽ xuống cấp, ảnh hưởng đến chuyện sinh đẻ. Điều đó cũng giống như đất đai không màu mỡ thì cây trồng cũng không thể phát triển. 

Lấy cung điện của Hoàng đế Trung Quốc xưa làm ví dụ. Khi bước vào Dưỡng Tâm Điện ở Cố Cung, thư phòng của Ung Chính Hoàng đế và phòng ngủ ở phía sau của ông, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc phát hiện rằng nơi hoàng đế sinh sống thật ra còn nhỏ hơn rất nhiều so với những người dân thường, chỉ khoảng 10 mét vuông mà thôi. Chiếc “long sàng” cũng nhỏ hơn giường của dân thường, hơn nữa khi ngủ còn phải đặt hai tấm mành trước giường, việc này khiến cho không gian càng nhỏ nữa, khoảng chưa đến 10 mét vuông. 

Các phòng trong Cố cung không quá lớn, đây là hình ảnh phòng ngủ ở Dưỡng Tâm Điện (ảnh: Wikipedia).

Như vậy, phòng ngủ của Hoàng đế Trung Quốc thời xưa rất nhỏ, nhưng nguyên nhân thực sự có đúng là để ngăn chặn việc “phòng ngủ lớn hút hết nhân khí”? 

Các chuyên gia về Cố Cung Tử Cấm Thành chia sẻ rằng, Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, với mùa đông lạnh và có tuyết, mùa xuân và mùa hè nhiều gió cát. Do đó thiết kế nhà ở thường nhấn mạnh vào việc cách nhiệt, tránh lạnh và tránh gió cát. Bên ngoài ngôi nhà có tường gạch bao quanh, tường và mái nhà đều rất dày. Phòng ngủ nhỏ thường giữ ấm tốt hơn bởi trong thời nhà Minh và nhà Thanh, nhiệt độ mùa đông ở Bắc Kinh thường dưới -10 độ C, lạnh hơn nhiều so với Bắc Kinh ngày nay. Những ngôi nhà ở phương bắc cũng thường có đặc trưng là thấp và hẹp với tỷ lệ vừa phải, như thế mặt trời có thể chiếu sáng vào phòng trong mùa đông giúp căn phòng có thể đông ấm, hè mát. 

Trên thực tế Tử Cấm Thành là một tứ hợp viện lớn, với những bức tường màu đỏ và gạch màu vàng. Mái nhà và tường của tứ hợp viện ở Bắc Kinh xưa đều có một độ dày nhất định, có thể tránh gió lạnh vào mùa đông, tránh nóng vào mùa hè. Tứ hợp viện có đặc điểm là ấm vào đông và mát vào mùa hè. Do đó, trong thiết kế của Tử Cấm Thành, người ta sẽ tính toán sự cách nhiệt thế này: cửa sổ chỉ mở ra để đón ánh nắng mặt trời, giường lò ấm áp, tường ấm, bếp lò và những vật dụng khác. Ở phía nam thì có chút khác biệt, khí hậu miền nam nóng ẩm. Do đó, các bức tường phòng khách được xây cao lên, chiều ngang lớn và cửa trước và cửa sau thông suốt để tạo điều kiện thông gió. Để chống ẩm, người ta cũng xây dựng nhiều tòa nhà 2 tầng, tầng dưới là có kết cấu bằng gạch, tầng trên có kết cấu bằng gỗ.

Tử Cấm Thành vào mùa đông (ảnh: Canva).

Tất nhiên là Hoàng đế xưa không thiếu phòng để ở nhưng các phòng trong Tử Cấm Thành không phải cứ muốn xây rộng là xây rộng mà có bố cục theo phong thủy. Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng – một con số chẵn tròn trịa. Hoàng đế Trung Quốc xưa kia luôn tự xem mình là thiên tử (con trời), tuyệt đối không thể sánh vai với Ngọc hoàng đại đế. Vì thế, Tử Cấm Thành khi xây dựng đã bị hạn chế về số lượng gian phòng, lấy con số 9.999 làm tối đa. Thực ra người ta đã xây 9.999 phòng rưỡi (thêm nửa căn phòng nữa). 

Ngoài ra, ở Trung Quốc cổ đại, người ta lấy số dương lớn nhất là số 9, số dương nhỏ nhất là số 1 còn 5 là số dương ở giữa. Như vậy 9.999 phòng rưỡi vừa hay phù hợp với tư tưởng truyền thống “cửu ngũ chí tôn” của Hoàng đế. Nửa gian phòng còn lại được nhắc đến là phòng nhỏ Ôn Uyên. Ôn Uyên Các là nơi đặt cuốn “Tứ khố toàn thư” đầu tiên của Trung Quốc. 

Người xưa quan niệm, kích thước của ngôi nhà phải tỷ lệ thuận với số lượng người cư ngụ. Nghĩa là, ngôi nhà càng lớn thì càng phải có nhiều người sống trong đó. Hoàng đế thường ở trong tẩm cung một mình, để giữ gìn sức khoẻ, trường thọ thì cần phải thu xếp ở trong những không gian tưởng như nhỏ hẹp, bất tiện như vậy. Ngày nay, khi đến thăm những khu nhà vườn nổi tiếng ở Tô Châu hay Quảng Đông, ta phát hiện ra rằng phòng ngủ của những người giàu có thời xưa cũng chỉ rộng khoảng 10 mét vuông. Ngược lại, người giàu có bây giờ thường có xu hướng trang trí phòng ngủ lộng lẫy, chọn căn phòng rộng, thậm chí có khi đến hơn 50 mét vuông. Điều này vô hình trung có thể khiến thân thể họ phải chịu một áp lực rất lớn, sức khoẻ suy nhược, tinh thần không thoải mái. 

Có câu rằng, nhà ở dẫu muôn vạn gian, đêm ngủ cũng chỉ nằm trên chiếc giường 2 mét. Việc các Hoàng đế thời xưa chỉ khép mình trong một không gian sinh hoạt nhỏ hẹp cũng thể hiện sự khiêm tốn và đức hạnh của người quân tử, người đứng đầu thiên hạ luôn lo trước cái lo và vui sau niềm vui của mọi người. Đó cũng là một phương diện thể hiện sự tu dưỡng và đạo đức vậy. 

Video: Tại sao Pháp Luân Công lại phổ biến nhanh chóng ở Việt Nam?

videoinfo__video3.dkn.tv||3e2f1f1d4__

Từ Khóa: