Đại Kỷ Nguyên

Vì sao yêu nghiệt xuất hiện là điềm báo quốc gia sắp suy vong?

Khi chân tướng cuối cùng của lịch sử đã được vén mở, mọi người đều sẽ hiểu được đạo lý “tà không thể thắng chính“. Nhưng thời gian lâu rồi, mọi người vẫn sẽ quên đi bài học lịch sử trước đó.

“Nước sắp vong, ắt có yêu nghiệt”, đây là một câu nói xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong “Phong Thần diễn nghĩa”. Thật ra, quốc gia dù có trong thời kỳ hưng thịnh, đôi lúc cũng sẽ có “yêu nghiệt”: chỉ là vào lúc giang sơn đứng trước nguy cơ diệt vong, nhất định sẽ có một lượng lớn “yêu nghiệt” xuất thế. Vậy nên, câu nói “nước sắp vong, ắt có yêu nghiệt” này nếu nói một cách chính xác, thì là “quốc gia trước lúc diệt vong, yêu nghiệt hoành hành”.

Mấy chữ sai khác, lý giải của nó rất có khả năng cũng sẽ sai khác hoàn toàn.

Thật ra, khi ta tường tận nhìn thử thế giới trong “Phong Thần diễn nghĩa” thì sẽ rõ ràng ngay. Hoàng hậu và phi tần chính phái đều bị bức hại chết thảm. Còn được sủng ái thì lại là hồ ly tinh hoặc là dã kê tinh, hoặc là ngọc thạch tỳ bà tinh.

(Ảnh minh họa: theo infogame.vn)

Có người có lẽ sẽ hỏi: Một quốc gia rộng lớn như vậy, có mấy con yêu tinh thì đáng kể gì?

Đúng vậy, bề mặt thì thấy chẳng có gì đáng kể cả. Nhưng một lượng lớn yêu ma xuất thế, nhất định sẽ chiếm lấy những vị trí quan trọng nguyên vốn thuộc về con người. Đây chính là nói, những kẻ ác nhân (thường thường là hóa thân của yêu ma) sẽ cưỡi lên đầu lên cổ của dân chúng thiện lương. Bản thân kẻ xấu được thế, cũng chính là lúc người tốt sẽ bị chèn ép, bị lăng nhục. Bạn thử nói xem, chuyện này có còn được xem là chuyện nhỏ nữa không? Thế đạo còn không bị đảo điên hay sao?

Giữa người lương thiện này hoặc là người lương thiện kia nắm quyền, quả thật không có khác biệt gì. Nhưng nếu đối chiếu giữa người tốt và yêu ma nắm quyền, bản chất đó chính là khác biệt một trời một vực. 

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, yêu ma xuất thế và kẻ xấu nắm quyền, bản thân nó cũng là một loại tồn tại khách quan. Phàm là tồn tại, đều có chỗ hợp lẽ cả: tính hợp lẽ của nó biểu hiện ở chỗ mục đích khách quan trong hiện tượng “yêu ma xuất thế và kẻ ác nắm quyền“, chính là muốn hủy diệt triều đại này. Nếu như không có “yêu ma xuất thế và kẻ ác nắm quyền“, triều đại này vẫn sẽ không thể sụp đổ được.

Đây chính là ý nghĩa chân thật của câu nói “quốc gia sắp vong, ắt có yêu nghiệt làm loạn” này. Tạm thời không đề cập đến những điều khác, chỉ tạm nói về nhóm người Viên Hồng, Ngô Long và Thường Hạo… bảy con yêu nghiệt vốn được gọi là Mai Sơn thất quái. Trước đó, nhân sĩ Triệt giáo được Thân Công Báo mời đến, tuy có các loại nhược điểm, nhưng vẫn được xem là những nhân vật xuất chúng. Đến khi Triệt giáo lụn bại, sau khi cây đổ bầy khỉ tan, đến trợ giúp Trụ Vương chỉ còn lại những sinh mệnh thấp kém loạn bát nháo mà thôi.

Bọn yêu nghiệt Viên Hồng, Ngô Long, và Thường Hạo là Trụ Vương dán bảng chiêu hiền mời đến, quan viên phụ trách tuyển mộ là Phi Liêm. Nhân sĩ được trung thần Văn Thái sư mời đến đều là những bậc kỳ nhân dị sĩ, còn Phi Liêm gian ác hại nước hại dân thì không tài nào chiêu mời được kỳ nhân dị sĩ, chỉ có thể mời được bọn yêu ma quỷ quái. Nhưng khi Trụ Vương nhìn thấy yêu quái, thì vô cùng phấn khởi, “phong Viên Hồng làm Nguyên soái, Ngô Long và Thường Hạo làm tả hữu tiên phong, lại sai Ân Thành Tú, Lôi Khôn, Lôi Bàng, Lỗ Nhân Kiệt làm bộ tướng tùy tùng, rồi truyền đãi yến tại đền Gia Khánh“.

Điều khiến người ta cảm khái là người hiểu biết lại không có được vị trí đáng nên phải có, còn những kẻ không hiểu biết lại được hưởng trọn quyền phát biểu.

Trong “Phong Thần diễn nghĩa” có đoạn ghi chép như vậy:

Trong có Lỗ Nhân Kiệt từ nhỏ học nhiều hiểu rộng, hiểu biết hơn người, thấy Viên Hồng hành sự không theo lễ tiết, thầm nghĩ rằng: ‘Nhìn hành sự của người này không phải là bậc tướng tài, chỉ xem hắn ta thao luyện nhân mã thì biết được ngay’. Hôm đó tiệc tan, ngay sau tạ ân. Ba ngày sau xuống giáo trường, thao diễn ba quân. Lỗ Nhân Kiệt thấy Viên Hồng hành động đều không theo đúng binh pháp, vốn không phải là đối thủ của Khương Tử Nha, nhưng lúc này là lúc cần người, Lỗ Nhân Kiệt cũng chỉ có thể tương kế tựu kế mà thôi“.

Sau khi Viên Hồng, Ngô Long và Thường Hạo đối trận với Khương Tử Nha giành được phần thắng trở về, Lỗ Nhân Kiệt từ “độc khí” và “mây đen” trên thân những sinh mệnh này nhận ra nguyên hình của chúng. Ông “nói với Ân Thành Tú, Lôi Bằng rằng: “Hiền đệ, hôm này mọi người nhìn thấy quang cảnh lúc Viên Hồng, Ngô Long, Thường Hạo giao binh với Tử Nha không?’. Mọi người nói: “Không rõ đây là điềm chi”. Lỗ Nhân Kiệt nói: “Đây chính gọi là ‘quốc gia hưng thịnh, trời giáng điềm may; quốc gia sắp vong, ắt có yêu nghiệt’. Ba vị tướng bọn họ hôm nay đều là phường yêu nghiệt, không dùng hình người. Nay các lộ chư hầu đều đã hội bình ở nơi này, thật đúng là đại địch ở ngay trước mắt; ba con yêu ấy lẽ nào cự nổi sao?”.

(Ảnh minh họa: theo tinhhoa.net)

Lỗ Nhân Kiệt đã nhìn ra chỗ nguy hại, nhưng lại không thể làm gì hơn được: trong thời đại thị phi điên đảo, người làm vua lúc nào cũng đúng, kẻ làm bề tôi lúc nào cũng chỉ biết phải phục tùng; kẻ làm quan luôn luôn có lý, còn người làm dân mãi mãi vô lý. Một khi hôn quân, yêu ma hoặc những tên sâu dân mọt nước chiếm giữa vị trí chủ chốt, người dân trăm họ mãi mãi sẽ không thể trở mình được nữa! Chính nghĩa là sẽ không thể vực dậy được nữa.

Tại sao thiên hạ của Trụ Vương lại có vạn ma xuất thế đây? Dùng lời của Thánh nhân thì là: “Kẻ xấu và tà linh vốn cùng phường cùng hội với nhau“.

Khi yêu nghiệt hoành hành, người tốt phải chịu chèn ép, còn kẻ xấu trái lại thì được tự do. Yêu ma cưỡi lên đầu lên cổ người ta; chân lý đã không còn được con người nhận biết đến, còn những lời dối trá lừa gạt thì có thị trường rộng khắp. Lịch sử chính là như vậy: ai cũng đều biết khái niệm “tà không thể thắng chính” này, nhưng lúc này đây ai cũng đều không tin rằng tà không thể thắng chính.

Không tin vào “tà không thể thắng chính”, bản thân nó chính là tạo nên một loại giả tướng hiện thực rằng “chính không thắng được tà”. Khi chân tướng cuối cùng của lịch sử được vén mở, mọi người đều sẽ hiểu được đạo lý “tà không thể thắng chính”.

Thiện Sinh biên dịch

Xem thêm:

Exit mobile version