Đại Kỷ Nguyên

Vị tướng quân có tâm đại nhẫn nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, chịu nhục chui háng, ôm chí lớn

Hàn Tín là một chiến lược gia xuất chúng, đã lập nên một tượng đài cho hậu thế về lòng trung thành và đức hạnh của mình.

Hàn Tín (sinh năm 231, mất năm 196 trước CN), là một vị tướng lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại.

Hàn Tín (231 – 196 TCN), là một trong những vị tướng lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại, người đã có công lớn trong việc thiết lập triều đại nhà Hán (206 TCN – 202 SCN). Ông được người đời công nhận là một chiến lược gia quân sự tài ba, bất khả chiến bại, được xem là một trong “Tam kiệt” của nhà Hán cùng với Tiêu Hà và Trương Lương.

Hàn Tín mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia cảnh nghèo nàn, thường phải đi xin ăn, hoặc ra sông bắt cá đổi lấy lương thực. Hồi niên thiếu ông thường phải chịu cảnh bị khinh rẻ và nhục mạ. Tuy nhiên cũng có những người đối xử với ông rất tốt. Chuyện kể rằng có một thiếu phụ giặt áo ven sông thường cho cơm Hàn Tín. Hàn Tín rất cảm kích, tự hứa có ngày sẽ đền ơn thiếu phụ. Sau này, khi vinh quy bái tổ, Hàn Tín đã tặng thiếu phụ 1000 lạng vàng đền ơn cho cơm năm nào.

Chữ Nhẫn phi thường của Hàn Tín

Dù nghèo khó, Hàn Tín vẫn cố công chăm chỉ học tập chiến lược quân sự và ôm nhiều hoài bão lớn. Đồng thời ông cũng tỏ ra có nhiều tố chất khác người ngay từ thủa thiếu thời. Có một điển tích về việc Hàn Tín chịu nhục chui háng vẫn được truyền tụng muôn đời.

Hàn Tín rất giỏi võ và thường mang theo gươm bên mình. Một ngày, có một kẻ vô lại chặn đường ông trên phố và bảo ông “Trông ngươi giống một tên hèn nhát. Nếu không sợ chết, hãy lấy gươm của ngươi giết ta. Nếu sợ, thì hãy chui háng ta”. Hàn Tín biết mình có thể hạ gục tên vô lại nhưng cũng biết mình sẽ phải trả giá bằng mạng sống nếu giết hắn. Vì vậy cuối cùng thay vì chứng tỏ tài nghệ của mình, ông quyết định chui háng tên vô lại bất chấp mọi người xung quanh cười nhạo.

Điển cố về chuyện khả năng đại nhẫn phi thường của Hàn Tín. Kẻ vô lại tay chống nạnh và nói: ‘Không dám giết ta, vậy ngươi chui háng ta!’

Sau này, Hàn Tín thường dùng sự việc này để nhắc nhở mình, làm động lực thực hiện hoài bão. Câu chuyện này đã trở thành điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng”, nói lên tâm đại nhẫn của bậc đại trí. Đó là một tính cách quan trọng của bậc trượng phu nếu muốn dựng nghiệp lớn trong đời. Sau này khi vinh quy bái tổ, Hàn Tín cũng không báo thù kẻ ấy, ngược lại còn cho anh ta vào làm lính trong quân của mình.

Hoàn thành hoài bão

Năm 209 TCN, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp Trung Quốc chống lại nhà Tần, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh hỗn loạn. Khi Nhà Tần sụp đổ vào năm 206 TCN, tướng quân Hạng Vũ đã tự phong mình làm Tây Sở Bá vương, thống trị một vùng đất rộng lớn. Hàn Tín vào phục vụ cho quân đội của Hạng Vũ nhưng không được trọng dụng, chỉ làm lính canh. Vì vậy, Hàn Tín đã bỏ theo nhà Hán, về dưới trướng Lưu Bang, lúc này vẫn còn chưa lớn mạnh.

Tiêu Hà lúc bấy giờ là tể tướng của nhà Hán đã sớm nhận ra tài cầm quân của Hàn Tín. Ông đã tiến cử Hàn Tín lên Lưu Bang nhưng Lưu Bang không trọng dụng Hàn Tín, chỉ trao cho ông chức quản kho. Quá thất vọng nên Hàn Tín quyết định bỏ nhà Hán. Tiêu Hà nghe được vội vàng đuổi theo và thuyết phục Hàn Tín quay trở lại. Tiêu Hà nói với Lưu Bang “Hàn Tín là nhân tài hiếm có. Nếu ngài muốn duy trì giang sơn của mình như hiện nay thì không cần tới Hàn Tín. Nhưng nếu ngài muốn thống trị toàn bộ Trung Nguyên, chỉ Hàn Tín mới giúp ngài thực hiện được mộng bá vương này thôi”. Cuối cùng Lưu Bang cũng nghe theo lời khuyên của Tiêu Hà, bổ nhiệm Hàn Tướng làm đại nguyên soái.

Xây dựng triều đại mới

Trong vòng 4 năm từ năm 206 – 202 TCN, Hàn Tín đã sử dụng những chiến lược quân sự tinh vi giành được nhiều chiến thắng vang dội, chinh phạt rất nhiều quốc gia. Một lần, Hàn Tín đã dùng mưu cử nhiều lính tới sửa đường để đánh nước Ứng. Lúc đó nước Ứng tin rằng sẽ không có cuộc tấn công nào cho tới khi đường sửa xong, nhưng Hàn Tín đã tập kích đột ngột khiến nước này không kịp trở tay.

Cuối cùng là trận quyết định giữa nhà Hán và Sở. Năm 202 trước CN, Hạng Vũ thống lãnh 10 vạn quân Sở tấn công nhà Hán. Hàn Tín đã lập tức ra lệnh cho trung quân tạm rút lui, sau đó bí mật chia làm hai ngả tấn công từ bên sườn. Tiếp đó ông ra lệnh cho trung quân tiến lên, hoàn toàn khép chặt gọng kìm bao vây quân Sở.

Đến đêm, Hàn Tín lại ra lệnh cho quân từ các ngả hát các bài hát từ thời nhà Sở còn hưng thịnh khiến đội quân nhà Sở mất tinh thần chiến đấu, nhanh chóng bị tiêu diệt. Hạng Vũ thua trận phải tự vẫn, kết thúc cuộc chiến kéo dài 5 năm giữa nhà Sở và nhà Hán, cùng với đó là việc Lưu Bang thống trị toàn Trung Quốc.

Hàn Tín quả thực đã chứng minh được mình là nhà chiến lược quân sự thiên tài như Tiêu Hà dự đoán. Các nguyên tắc dùng quân của ông được các chiến lược gia sau này tán thưởng. Lịch sử ghi lại rằng Hàn Tín có viết 3 chương về nghệ thuật quân sự trong thời chiến nhưng đều đã bị thất lạc.

Lưu Bang phong Hàn Tín danh vị vua nước Sở, còn tự phong mình là hoàng đế nhà Hán, trở thành vị vua lập quốc của nhà Hán, gọi là Hán Cao Tổ.

Lòng trung thành của Hàn Tín

Hàn Tín được người đời sau ngưỡng mộ về sự thông tuệ, tính cách và những thành tựu ông đạt được trong đời. Ông còn được người đời tán tụng vì chữ nhẫn, lòng trung thành, can đảm và khoan dung.

Lòng trung thành của Hàn Tín thể hiện qua việc ông từ chối xưng vương một vùng, mà tận tâm phục vụ Lưu Bang. Ông từng thẳng thẳn bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm của mình tới Hoàng đế nhà Hán vì Hán cao tổ là người đã trọng dụng ông, cho ông cơm ăn áo mặc khi bần cùng khốn khó.

Trong thế giới quan của ông, vì sự tín nhiệm của người khác dành cho mình, thì phải cùng chia sẻ khó khăn hoạn nạn với họ. Vì cơm ơn áo mặc họ cho mình, phải lo cùng nỗi lo với họ và trung thành với họ cho tới chết. Ông sẽ không bao giờ vì danh vọng cá nhân mà phản bội lại quan niệm đạo đức của chính mình.

Bị vu oan tạo phản và bức tử

Hàn Tín có niềm tin mãnh liệt vào Thần và thiên thượng, đó cũng là cơ sở của sự trung thành của ông với đế chế. Lưu Bang, sau khi trở thành Hán hoàng đế, một ngày hỏi Hàn Tín:

“Nếu ta cầm quân, ông nghĩ ta sẽ lãnh đạo được bao nhiêu vạn quân?”

Hàn Tín trả lời là 1 vạn. “Thế còn nếu là ông?”, Lưu Bang hỏi tiếp. Hàn Tín đáp lời “Càng nhiều càng tốt”. Lưu Bang bèn nói: “Nếu vậy, sao ông lại chịu phục tùng ta?”. Hàn Tín giải thích: “Vì ngài làm vua là ý của Thiên thượng và ngài có tài cầm tướng, không phải cầm quân“.

Tuy nhiên, Lưu Bang ngày càng trở nên ghen tị với tài năng và trí tuệ của Hàn Tín. Khi đã chinh phạt, thống nhất thiên hạ xong, Lưu Bang tước quyền cầm quân của Hàn Tín và giáng chức ông. Hàn Tín còn chịu kết cục bi thảm hơn thế khi tể tướng Hán triều, người đã nhận ra tài năng và tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang, đã thông đồng với Lữ hậu, vợ Lưu Bang vu oan Hàn Tín tạo phản. Họ lừa Hàn Tín vào cung, rồi bức tử, đồng thời còn tru di cả gia tộc ông.

Lê Anh (biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Xem thêm:

 

Exit mobile version