Thời nhà Tống, đại thần Vương Hữu là người văn võ song toàn, một trung thần của triều đình, bàn dân thiên hạ đều mong ông trở thành tể tướng. Một năm nọ, ông trồng 3 cây hoa hòe trong vườn nhà và lời tiên đoán đã thành sự thật.

Bắc Tống thời khai quốc, Vương Hữu (923-986) từng đảm nhận các chức như Ngự sử giám sát, ngoại lang Hộ bộ viên v.v. Thời đó, công thần Phù Ngạn Khanh nhậm chức ở Đại Danh Phủ đã hơn 10 năm. Dưới trướng ông là Lưu Tư Ngộ – một người tham lam, xảo quyệt, dựa vào quyền thế của Ngạn Khanh để vơ vét của cải. Phù Ngạn Khanh không hề hay biết việc này, cuối cùng Tư ngộ đã gây ra rất nhiều rối loạn ở địa phương. Tống Thái Tổ khi biết chuyện đã cử Vương Hữu đi xử lý và điều tra Phù Ngạn Khanh.

Nếu Phù Ngạn Khanh bị buộc tội sẽ liên đới đến hàng nghìn người. Vương Hữu sau khi điều tra rõ chân tướng đã bẩm báo lên Thái Tổ, đồng thời lấy sinh mạng hàng trăm người trong họ Vương ra để đảm bảo Ngạn Khanh vô tội. Ông nói với Hoàng đế: “Rất nhiều quân chủ của các triều đại trước chỉ vì hiểu lầm đã giết oan đại thần. Họ vì thế tại vị cũng không lâu. Mong rằng bệ hạ lấy đó làm gương”. Phù Ngạn Khanh nhờ đó mà được miễn tội. Một hành động của Vương Hữu đã bảo toàn được tính mạng của hàng nghìn người vô tội. Người đời đều nói Vương Hữu đã tích được đại đức.

Vương Hữu là quan thời Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông, là người chính trực, văn võ song toàn, trung hiếu, bàn dân thiên hạ đều mong ông trở thành Thừa tướng. Nhưng do ông tính tình ngay thẳng nên không được trọng dụng. Ông từng nói: “Ta không làm Thừa tướng, con trai ta chắc chắn sẽ làm tới Nhị Lang”.

Tương truyền, Vương Hữu trồng trong vườn nhà 3 cây hoa hòe và thường nói: “Trong con cháu nhà ta, nhất định sẽ có đứa được liệt vào Tam Công”. Lời nói này của ông cuối cùng đã thành hiện thực. Người con trai thứ của ông là Vương Đán đã làm Thừa tướng đời Tống Chân Tông, phò tá Chân Tông 18 năm, giúp triều đình trong sạch, thiên hạ thái bình. 

Vương Đán (957-1017), là đại thần Bắc Tống. Vì sinh vào sáng sớm nên đặt tên là Đán, tự Tử Minh. Chân Tông từng sắc phong cho Vương Đán chức Thái Sư, Thượng Thư Lệnh, Ngụy Quốc Công.

Lúc Vương Đán còn đương chức, khi bị ai đó nói xấu, ông thường tự xem xét lại mình, chứ không đôi co tranh cãi với họ. Nhưng khi Thiên tử nổi giận, điều gì có thể tranh luận ông đều tranh luận tới cùng, cho tới khi nhà vua chịu thay đổi mới thôi. Một lần, khi Vinh Vương Cung bị cháy, hàng trăm người vô tội bị liên lụy, nhờ có nỗ lực hết mình của Vương Đán nên những người này mới được thoát chết. Vương Đán sống ngay thẳng, đối tốt với mọi người. Trương Vịnh từng khen ông: “Thâm trầm hữu đức, trấn phục thiên hạ” (Đức độ hơn người, thu phục thiên hạ). Vương Đán là một trong 24 Công thần được vinh danh, được gọi là “Toàn đức nguyên lão”.

Người con trai lớn của Vương Hữu là Vương Ý, từng làm Tri Phủ Viên Châu Giang Tây, là người có tiếng nói trong chính trường. Người con trai thứ ba Vương Húc cũng là một quan thanh liêm nổi tiếng. Từng làm quan ở Câu Thị (Yển Sư Hà Nam), Ứng Thiên Phủ (Thương Hưu Hà Nam) v.v, là người có nhiều thành tích vang dội.

Tô Đông Pha từng nói: “Phía đông Kinh thành là nơi ở của Tần Quốc Công (Vương Hữu), nơi đó có 3 cây hoa hòe xanh tốt, tượng trưng cho nhân cách tốt đẹp của Vương gia”. 

Video: Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nhìn thấu mà chính là trải nghiệm 

videoinfo__video3.dkn.tv||407e4b412__

Từ Khóa: