Đại Kỷ Nguyên

Vương Ác theo sát Tát Thiên Sư báo hận, cuối cùng vì sao lại nhận ông làm thầy?

Sau khi theo sát Tát Thiên Sư để báo hận, Vương Ác lại thành khẩn bày tỏ ý nguyện bỏ ác theo thiện, cùng Tát Thiên Sư tu Đạo. Thấy vậy, Tát Thiên Sư đồng ý, cũng đổi tên Ác thành Thiện, từ đó về sau gọi là Vương Thiện (fotolia)

Trong Đạo giáo có 500 linh quan, Vương linh quan là người đứng đầu trong số họ, ông đã theo học Tát Thủ Kiên Tát Thiên Sư, một trong “Tứ đại thiên sư”, mà câu chuyện bái sư ly kỳ của Vương linh quan cũng được lưu truyền rộng rãi.

Trong “Tây Du Ký”, đoạn Tôn đại thánh đại náo Thiên Cung, nếu nói có thể sánh với lão Tôn đấu tới đấu lui ngang ngửa với thần tướng, rất nhiều người sẽ nghĩ đến nhị lang thần Dương Tiển. Kỳ thực còn có một người nữa, chính là hựu thánh chân quân tá sử Vương linh quan. Trong hồi thứ 7 của “Tây Du Ký”, khi Tôn đại thánh vừa nhảy ra khỏi lò Bát Quái đại loạn Thiên Cung, hai người họ đã từng giao đấu với nhau trong Linh Tiêu bảo điện, đấu tới bất phân thắng bại. Trong Đạo giáo có 500 linh quan, và Vương linh quan này là người đứng đầu trong số họ, ông đã theo học Tát Thủ Kiên Tát Thiên Sư, một trong “Tứ đại thiên sư”, mà câu chuyện bái sư của Vương linh quan cũng được lưu truyền rộng rãi.

Sau khi Tát Thiên Sư đắc đạo, một ngày nọ, ông vân du đến huyện Tương Âm, tỉnh Hoành Châu, nhìn thấy miếu thành hoàng ở đây muốn dùng nam nữ đồng trinh làm vật hiến tế, không phải là hành vi của chính đạo, do đó thi triển pháp thuật giáng thiên lôi và lửa thiêu cháy miếu thành hoàng. Mà vị thần thành hoàng của huyện này chính là Vương linh quan, bổn danh Vương Ác, nhìn thấy Tát Thiên Sư lợi hại như vậy, liền đi tìm thành hoàng chủ của tỉnh. Sau khi hỏi qua lý do, thành hoàng chủ của tỉnh nói: “Vị Tát chân nhân này thần thông quảng đại, pháp lực vô biên, ngươi địch sao nổi hắn. Ta cũng giúp không nổi, hay là ngươi bám theo hắn 12 năm, trong thời gian này hắn hễ sinh một niệm bất thiện, sẽ cho phép ngươi dùng roi vàng kim tiên đánh chết hắn để phục hận, ta sẽ bẩm lại với minh Ngọc đế.” Nói xong, vì sợ Vương Ác quên báo tư hận, còn phái một phù sứ đi theo. 

Lúc này, Tát Thiên Sư vẫn còn ở quận Tương Âm, vì cứu được nam nữ đồng trinh nhà họ Cao ở nơi đây, Cao lão gia đã chuẩn bị hai trăm lượng bạc, một trăm lượng vàng, năm mươi vuông lụa nhiều màu, năm mươi xâu tiền để báo đáp ân cứu mạng của Tát Thiên Sư. Tát Thiên Sư nói: “Có tâm ý như vậy là đủ rồi. Nếu cứ nhất định phải tặng những kim ngân tài vật này, thì đó không phải tình yêu dành cho tôi, trái lại khiến tôi mệt mỏi, bần đạo quyết không nhận.” Phù sứ ở không gian khác nhìn thấy rõ ràng liền khen ngợi: “Người này khinh tài trọng nghĩa, người tốt, người tốt.” Vương Ác lại nói: “Ngài đừng quá khen ngợi hắn, sau này tìm ra thiếu sót của hắn, đến lúc đó ta nhất định dùng kim tiên lấy mạng hắn.”

Sau khi Tát Thiên Sư rời khỏi nhà họ Cao, ông đi vân du tứ xứ, Vương Ác vì báo hận cũng luôn đi theo ông. Một ngày nọ, khi đang đi dạo trên cánh đồng, một thiếu phụ đang hái rau, khi thấy Tát Thiên Sư liền cung kính đưa ông hai bó rau để giải tỏa cơn đói khát. Vương Ác vừa nhìn liền nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân, hôm nay có thể thưởng cho hắn một roi.” Chỉ thấy Tát Thiên Sư sau khi cảm tạ liền nói: “Hãy đặt nó xuống dưới đất, tôi sẽ tự nhặt.” Nói rồi lấy ra vài đồng xu và đặt xuống đất để thiếu phụ lấy, nếu không tuyệt nhiên không lấy rau của cô nàng. Thiếu phụ thấy ông thủ lễ như vậy thì đành tuân theo, lại thấy ông chỉ lấy một mớ rau, liền hỏi nguyên do, Tát Thiên Sư trả lời: “Một bó là đủ rồi, lấy nhiều chỉ làm tổn hại sự liêm khiết của tôi.” Phù sứ nhìn thấy, liền khen: “Quân tử thật biết lễ, hiếm có, hiếm có.” Vương Ác liền nói: “Lần này hắn thoát một roi, xem lần sau, quản giáo hắn chết trong tay ta.”

Lại một ngày khác, Tát Thiên Sư muốn qua sông, nhưng chỉ thấy một con đò đậu bên bờ, mà không thấy người lái đò, vì vậy ông chỉ còn cách tự mình cầm mái chèo chèo đò qua sông. Vương Ác nhìn thấy liền vung roi vàng lên toan đánh, nói: “Lấy vật không hỏi chủ, qua đò không trả tiền!” Phù sứ ngăn lại bảo ông ta tiếp tục xem. Chỉ thấy Tát Thiên Sư sau khi chèo đò qua sông, liền đặt tiền vào trong khoang đò, cúi đầu cảm ơn trước khi rời đi. Phù sứ lại khen: “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, hiếm có, hiếm có.” Vương Ác lại nói: “Tha cho hắn thoát lần này, lần sau nhất định trốn không thoát.” 

Vào một ngày này, khi Tát Thiên Sư đang hành tẩu, thì đột nhiên cuồng phong đại tác, rồi mưa như trút nước, mà nơi này trước không thôn làng, sau không lữ điếm, Tát Thiên Sư bị ướt sũng. Vương Ác thấy vậy liền nói: “Hắn bị gió quăng mưa quật, nếu hắn có tâm mắng gió mạ mưa, ta sẽ thưởng cho hắn một roi.” Tát Thiên Sư tiếp tục tiến lên trong mưa gió, tình cờ gặp một nhóm lữ khách, khoảng mười hai mười ba người, mọi người không ngớt oán gió trách mưa, nói: “Gió thổi không hợp thời, mưa rơi không đúng lúc.” Còn có người nói: “Tôi mà là thần tiên, nhất định lôi thần gió làm gió, vũ sư làm mưa ra treo giữa không trung, mỗi người đánh cho ông ta ngàn roi.” Tát Thiên Sư nói: “Xin mọi người đừng làm như vậy, việc này là thiên định, không nên oán tam oán tứ.” Trong đó có một vị thương gia, nói: “Tôi chỉ thấy ông toàn thân ướt sũng, không sợ bệnh sưng phù sao? Vẫn còn rộng lượng như thế ư?” 

Tát Thiên Sư nói: “Sưng phù không đánh khách lộ hành, đàm hỏa không hại người nỗ lực chịu khổ.” Lại có người nói: “Mưa không ngừng, chỉ sợ ông không có quần áo thay.” Tát Thiên Sư liền nói: “Hôm nay mưa lớn, ngày mai trời xanh, đến lúc đó mặt trời tự sẽ làm khô áo cho tôi, ông Trời sao có thể phụ bạc chúng ta?” Trận mưa kéo dài từ giờ Tý đến giờ Sửu mới ngừng, Thiên Sư cởi y phục ra phơi khô, mặc áo ngắn ngâm một bài thơ: 

“Vũ sậu phong cuồng thiên địa hôn, 
Trường đồ lữ khách dục tiêu hồn.  
Nhi kim hỉ đắc dương hòa xuất,
Đa tạ thương thiên phúc hựu ân.”

Tạm dịch

Gió mưa quần thảo trời đất hôn
Lữ khách đường xa tưởng tiêu hồn
Mà giờ vui được vầng dương xuất
Đa tạ ông Trời giáng phúc ân

Phù sứ nhìn thấy vị chân nhân như thế, khi trời mưa không cảm thấy lạnh lẽo rét mướt đáng thương, mà khi trời tạnh, lại còn ngâm thơ cảm tạ ông Trời, bèn nói: “Người này tốt quá, người này tốt quá!” Nhưng Vương Ác vẫn không phục.

Tát Thiên Sư một hôm đi đến trạm bưu điện, chợt nhìn thấy bên đường một viên minh châu tỏa sáng, liền nhặt lên, phủi bụi rồi cho vào tay áo. Vương Ác vừa nhìn thấy đã muốn đánh, nói: “Đạo bất thập di, cổ chi thuần tục, hắn lại lượm viên minh châu người ta đánh rơi trên đường, không đánh chết hắn liệu có được không?” Phù sứ ngăn lại kêu Vương Ác đừng vội. Tát Thiên Sư sau khi nhặt viên minh châu liền ngồi trên triền cỏ đợi người chủ đánh rơi đồ. Chờ mãi chờ mãi vẫn không thấy có ai đến tìm, sợ chủ nhân đến tìm gấp liền ngồi đợi trên triền cỏ suốt đêm. Khi người chủ phát hiện ra viên ngọc trai đã biến mất, nhất thời vô cùng lo lắng, lớn tiếng khóc nói: “Ta mặc cũng đeo hạt châu, ăn cũng đeo hạt châu, lấy vợ cũng đeo hạt châu, mua đất cũng đeo hạt châu, xây nhà cũng đeo hạt châu. Sao hạt châu giờ không thấy nữa.” Ông vội vã tìm kiếm dọc theo con đường. Tát Thiên Sư nhìn thấy người đàn ông tìm kiếm hoảng hốt như vậy, sau khi hỏi rõ đã trả lại viên minh châu, người đó cảm kích không thôi, muốn hậu tạ, nhưng Tát Thiên Sư một xu cũng không lấy. Lần này Vương Ác vẫn không thể báo hận.

Một hôm, Tát Thiên Sư đến một ngôi làng, trời đã xế chiều, bước đến cổng một ngôi nhà, thấy có mái che, định ngồi dưới mái che một đêm rồi đi. Nào ngờ nữ chủ nhân nhà đó không thủ đạo phụ nữ, đêm tối muốn tư thông cùng tình nhân, nhìn thấy một đạo nhân đang ngồi ở cổng không tiện, bèn bảo đứa ở mời ông vào phòng khách ngủ. Tát Thiên Sư tưởng rằng chủ nhà này có lòng thương, cũng không biết là nam chủ nhân không có ở nhà. Đến đêm, nữ chủ nhân vì không chờ được người, bèn nghĩ đến vị đạo nhân trong phòng khách. Phù sứ từ không gian khác nói với Vương Ác: “Đây là lúc then chốt, Tát quân làm chuyện không đúng thì ngươi hãy xử lý hắn.” Vì Tát Thiên Sư không đóng cửa phòng, nữ chủ nhân trực tiếp bước vào phòng, những mong dụ dỗ Tát Thiên Sư làm chuyện bậy bạ. Tát Thiên Sư cố gắng khuyên can nhưng bà ta không nghe, cuối cùng Thiên Sư không còn cách nào khác, đành rút kiếm ra đưa cho nữ chủ nhân, rồi quỳ hai gối xuống, nước mắt chảy dài, nói: “Nếu thí chủ chấp ý như thế, hãy dùng lưỡi kiếm này trảm đầu kẻ nghèo khó này.” Lúc đó nữ chủ nhân mới chịu thua. Phù sứ nhìn thấy lắc đầu, lè lưỡi nói: “Đại nghiệt chướng như vậy, mà Tát quân bãi thoát, khâm phục khâm phục.” Lúc này, Vương Ác mới có chút tâm phục.

Thành hoàng lệnh cho Vương Ác diệt họa Tát Thiên Sư

Hình ảnh Sa Thủ Kiến trong “Liệt Tiên Toàn Truyền” thư thời nhà Minh. (phạm vi công cộng)

Vương Ác bái Tát Thiên Sư làm thầy, đổi tên thành Vương Thiện

Cứ thế trải qua 12 năm, khi thời hạn đã đến, phù sứ thấy Tát Thiên Sư đức cao như vậy, nên thuyết phục Vương Ác bái Tát Thiên Sư làm thầy. Vương Ác cũng tâm phục khẩu phục, nên đã đồng ý.

Một ngày Tát Thiên Sư đi đến một nơi, thấy trước mặt là làn nước mùa thu trong vắt, liền ngâm một bài thơ: 

“Dã thủy liên thiên thu nhất sắc,
Tây phong bất động bích ba bình.  
Hoằng hoằng bất hứa vi trần cốt,
Trạm trạm do lai triệt để thanh.
Vạn khoảnh lãnh hàm la đại lục,  
Nhất xuyên hàn dạng áp đầu thanh.
Nhân tâm nhược thị vô tra chỉ,  
Tự tín hung trung ngọc giám minh”

Dịch là

Thủy sắc và thiên thu nhất sắc
Gió Tây chẳng động chút sóng tình
Thăm thẳm nào vấn vương trần thế
Mênh mang thu thủy ngọc bích xanh
Vạn khoảnh thẫm xanh hàm tịch mịch
Sông hàn sóng sánh vịt đầu xanh
Nhân tâm nhược là vô cặn bã
Tự tín trong hung ngọc giám minh.

Lúc này, đột nhiên một bóng người xuất hiện trong làn nước, chính là Vương Ác. Vương Ác sau khi kể lại chuyện đã bám theo Tát Thiên Sư bao năm để báo hận, thành khẩn nói muốn bỏ ác hành thiện, theo Tát Thiên Sư tu Đạo. Tát Thiên Sư đồng ý, đổi tên Vương Ác, từ đó về sau gọi là Vương Thiện, 

Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri. Trên đầu ba thước có Thần linh, vô số Thần ở không gian khác đều có thể nhìn thấy rõ ràng nhất hành nhất niệm của mỗi cá nhân, không điều gì có thể che giấu, còn có Thần chủ quản việc ghi chép vào sách ký, lấy đó làm chứng cứ, người tốt ắt được thưởng phúc báo, người xấu ắt giáng tai họa. Mà thiện niệm của người đại thiện không chỉ có thể xu cát tị hung, mà còn có thể cảm hóa người khác. Người mà tâm thường tồn thiện niệm, lấy khổ làm vui cuối cùng sẽ nghênh đón sự thăng hoa và hồi quy của sinh mệnh.

Theo Tâm Liên, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version