Đại Kỷ Nguyên

Xúc động hình ảnh đặc biệt giữa lòng thủ đô những ngày cuối năm

"Chị tặng em bông Sen may mắn nhé, đừng có quấy khóc bố mẹ đấy... Năm mới phải ngoan nhé em..."

Điều đặc biệt ấy lung linh tỏa sáng ấm áp giữa lòng thủ đô Hà Nội. Cứ đến hẹn lại lên, mỗi độ Xuân vê, khi cả đất trời ngưng đọng trong giây phút giao thời năm cũ qua đi năm mới đã đến… Tờ lịch những ngày cuối cùng của năm cũ cũng lần lượt được gỡ xuống. Hình ảnh của họ thân thiện hòa ái, họ mang những món quà tinh thần đến với người dân thủ đô.

Họ là những người sinh sống khắp nơi trên mảnh đất phía Bắc, những học sinh, sinh viên, những người cha người mẹ, ông bà… những trẻ nhỏ còn là lớp lá… Tôi gặp họ vào một buổi chiều giáp tết, hoàng hôn phủ một sắc tím bên bờ hồ một địa danh nổi tiếng của Hà Nội. Thật ngạc nhiên giữa phố phường ồn ào tấp nập, họ trong những trang phục truyền thống: Nữ áo dài, Nam quần gấm áo the khăn xếp với đủ sắc mầu tươi sáng của mùa Xuân.

Được thọ ích từ môn tu luyện cổ xưa Pháp Luân Công, họ mong muốn nhiều người hơn nữa biết đến vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Cùng chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ khi năm cũ sắp qua, năm mới đã đến bên thềm…
Con tặng cô món quà may mắn đầu năm, con cũng là một tiểu đệ tử của Pháp Luân Đại Pháp. Con chúc cô năm mới Hạnh Phúc.

Trên tay họ cầm những cành Đào lấp lánh những nụ, những hoa đang bừng nở được treo vào những tấm thiệp sắc vàng mang may mắn tài lộc và những bông hoa Sen trong suốt như pha lê nhiều mầu sắc lạ mắt gửi gắm thông điệp:

Tôn vinh Chân Thiện Nhẫn

Phúc ân khắp mọi nhà

Dừng chân tìm hiểu tôi được biết họ là những người đang tu luyện Pháp Luân Công. Thật ngạc nhiên họ từ khắp nơi vì cùng tu một Pháp mà kết nối khi tham gia sự kiện này. Có người là lần đầu gặp mặt tên còn chưa kịp biết, vậy mà họ phối hợp cùng nhau như đã từng thân quen lắm.

Tôi đặt một câu hỏi trong tâm: “Xa lạ đến thế sao họ có thể làm cùng nhau chung một việc còn tốt hơn cả những sự kiện có tổ chức…” Tôi thấy họ rất tự giác, nhiệt tình, ý thức và kỷ luật rất cao. Mang thắc mắc này tôi trực tiếp hỏi những học viên Pháp Luân Đại Pháp, câu trả lời nhận được giản dị tới mức ngỡ ngàng: “Vì tất cả chúng tôi đang thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn”.

Tất cả chúng tôi đều đang thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và chúng tôi phối hợp với nhau bằng cả tấm lòng.

Ngẫm nghĩ trong xã hội ngày nay giá trị này liệu có còn được đối đãi một cách nghiêm túc? Người thời nay từ trẻ nhỏ có thể nói dối mà không còn cảm thấy chút động lòng, tuy rằng lời nói dối có thể không mang đến tổn thất nào, nhưng nó vẫn là một lời nói dối… Có thể từ lời nói dối nhỏ nhặt sẽ sinh trưởng thành lời nói dối to tát mang tính sát thương… Thiện, có thể vẫn còn rất nhiều xung quanh chúng ta nhưng đôi khi cái thiện mang tính điều kiện: Tôi tốt với anh, thì anh cũng nên đối tốt lại với tôi… Cái Thiện của chúng ta ngày nay khác với thiện chân chính ngày xưa… Nhẫn thì gần như thật sự hiếm hoi. Chính vì xã hội ngày nay cổ súy đề cao cái tôi nên dung nhẫn như một thứ xa xỉ. Bởi thế mới có nhiều cặp vợ chồng trẻ li hôn, việc cãi vã xử lý lẫn nhau trong nhiều tình huống đau lòng đã xảy ra được đăng lên báo mỗi ngày…

Vẻ mặt rặng rỡ hạnh phúc của người bán hàng rong đón nhận món quà may mắn mang đến phúc báo. Chúc cô mua may bán đắt…

Tôi dừng chân lại lắng nghe họ chia sẻ về những lợi ích mà bản thân họ đang được thụ hưởng trong quá trình tu luyện. Ý nghĩa mà họ muốn gửi gắm đến với mọi người, họ tình nguyện bỏ tiền túi để làm ra những sản phẩm bằng tay đẹp đẽ là món quà Xuân may mắn truyền tải thông điệp Chân Thiện Nhẫn với hy vọng có thể giúp tất cả người dân thủ đô cũng được hưởng lợi ích từ môn tu luyện này. Họ mong muốn Chân Thiện Nhẫn sẽ mang may mắn đến từng người con của đất Việt như họ đã và đang được hưởng.

Chị Trần Diệu Thúy (28 tuổi) hiện đang công tác tại Hà Nội: Tôi đã rất chấn động khi lần đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. Tôi hiểu được rằng Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định một người tốt – xấu. Tôi cố gắng áp dụng nguyên lý này vào cuộc sống của mình và tôi đã thay đổi. Trước đây tôi khá nóng tính, hay xung đột với bố… Tôi đã khắc chế được nhược điểm đó của mình. Tôi thường đặt mình vào hoàn cảnh của bố và hiểu được bố đã yêu thương tôi như thế nào và chỉ mong điều tốt cho tôi nên mới làm như vậy. Tôi học cách nhìn vào tâm mình sau mỗi lần phạm lỗi để tìm ra sai sót và quyết tâm sửa đổi.

Luyện năm bài công Pháp tôi đã khỏi được bệnh viêm xoang, ngày trước chữa chạy nhiều nơi và uống cũng nhiều thuốc mà không khỏi, giờ bệnh đã bị đẩy lùi. Tôi tham gia sự kiện này với ước nguyện muốn giúp các bạn trẻ như tôi và nhiều người hơn nữa biết đến giá trị thực sự của Pháp Luân Công và tôi muốn gửi gắm đến họ sự tốt đẹp của Chân Thiện Nhẫn. Hiện nay nhiều người không biết đến Pháp Luân Công là gì và còn có một số người hiểu sai và cực đoan về môn tu luyện cổ xưa này nên tôi muốn truyền rộng sự tốt lành của Đại Pháp đến với mọi người.

Bác Lê Thu Ngọc (66 tuổi) Đông Trù Gia Lâm Hà Nội: Trước tháng 6 năm 2015 tôi đã từng bị bệnh nặng thập tử nhất sinh. Gia đình tôi đã chuẩn bị hậu sự cho tôi rồi vì đã điều trị 6 bệnh viện khác nhau trong đó có bệnh viện TƯ Bạch Mai cũng không tìm ra được bệnh. Ở viện nào cũng nằm hết cả thời gian nằm viện mà vẫn không tìm ra nguyên nhân, Bác sĩ chán nản rỉ tai tôi: “Đã chữa bệnh âm chưa?”. Tôi lại tốn nhiều tiền để sửa các khóa lễ…

Cuối cùng điều kỳ diệu đã đến với tôi khi tôi không còn bất cứ hy vọng nào. Pháp Luân Công đã ban cho tôi cuộc đời thứ hai, vớt tôi lên từ cái chết. Với lòng biết ơn vô hạn tôi nguyện ước tham gia bất cứ sự kiện nào liên quan đến Pháp Luân Công. Sự kiện ngày hôm nay là một cơ hội để tôi có thể mang nhiều điều tốt đẹp và vi diệu mà Đại Pháp đã ban tặng cho tôi để tôi có thể giúp cho những người khác có được may mắn như vậy.

Chồng tôi là một công an, sau khi thấy tôi đã đặt một chân vào quan tài rồi, nhờ có Pháp Luân Công mà hồi sinh, ông ấy cũng bước vào tu luyện Đại Pháp, thật thần kỳ… Năm mới tôi xin chúc người dân Việt Nam hạnh phúc và thịnh vượng. Mong cho không ai phải chịu đau đớn như tôi. Pháp Luân Đại Pháp Hảo!

Chị Trịnh Thanh Thủy (33 tuổi) Hà Nội: Tôi bước vào tu luyện Đại Pháp nhờ báo Đại Kỷ Nguyên. Tôi hay đọc trang báo mạng này vì có nhiều thông tin hay và bổ ích, tôi đã tình cờ xem được một video giới thiệu về Pháp Luân Công đăng trên báo Đại Kỷ Nguyên. Tôi thấy hay và tìm hiểu, từ đó tôi bước vào tu luyện. Tôi chia sẻ với mẹ và hiện nay cả hai mẹ con tôi đều đang được hưởng lợi ích từ Đại Pháp.

Tôi có hai con nhỏ, đi làm và công việc nhà khiến tôi hay cáu bẳn với chồng con. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân tôi hiểu mình cần phải thay đổi, cần dung nhẫn và Thiện hơn. Tôi đã đề cao ở phương diện này và thực sự tôi đã thay đổi. Tôi hiểu Pháp Luân Đại Pháp có thể cải thiện và làm thay đổi hoàn toàn cục diện nếu nghiêm túc thực hành theo những gì trong sách viết. Tôi nghĩ rằng mỗi người sẽ có những khó nạn và nỗi niềm riêng không ai giống ai. Tôi tin chắc nếu họ có thể đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân và hành theo nó thì mọi thứ chắc chắn sẽ được cải biến và thay đổi. Chính vì thế mà tôi đến đây tham gia sự kiện này để có thể truyền tải ý nghĩa và vẻ đẹp của Chân Thiện Nhẫn đến nhiều người hơn nữa. Chân Thiện Nhẫn Hảo!

Chị Trần Thu Hà cựu giảng viên đàn Tranh học viện âm nhạc Huế.

Chị Trần Thu Hà cựu giảng viên đàn Tranh học viện âm nhạc Huế (31 tuổi): Gia đình tôi có nhiều người tu Đại Pháp, đấy cũng là may mắn lớn nhất. Mẹ đưa sách Pháp và tôi bắt đầu tìm hiểu, vì hay ốm đau thuốc luôn phải mang theo người. Từ ngày tu luyện tôi đã bước qua được bệnh tật.

Khi còn trong học viện sự cạnh tranh nhiều vì là ngành nghệ thuật. Khi biểu diễn thì tâm lý không muốn chịu thua, tôi rất kiêu hãnh vì mặc áo dài đẹp, chơi đàn hay vì thế mà áp lực cũng nhiều. Khi bắt đầu hiểu các nội hàm của Chân Thiện Nhẫn tôi không còn bị áp lực nữa và kết quả đạt được cũng rất tốt.

Tôi tham gia sự kiện này với tâm nguyện mang món quà may mắn đầu năm đến với mọi người, đó là sự bình an trong nội tâm mà Đại Pháp sẽ ban tặng. Chúc tất cả mọi người một năm mới sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc.

Anh Dương Văn Trường, Mê Linh Vĩnh Phúc.

Anh Dương Văn Trường (31 tuổi) Mê Linh Vĩnh Phúc: Trước đây tôi hay gây gổ đánh nhau vì tính tôi nóng như lửa. Vì là thanh niên nên cũng rượu chè, trò gì cũng biết… Sau khi bước vào tu luyện tôi đã thay đổi hoàn toàn, tôi biết những thứ đó là không tốt, tôi kiềm chế bản thân và bắt đầu hướng thiện.

Khi còn hay quậy phá, sau mỗi lần đánh lộn xong tôi luôn cảm thấy hối hận, trống rỗng, mệt mỏi. Giờ thì khác rồi, tôi không còn cảm thấy bị tù túng nữa, trước mặt tôi là một không gian bao la rộng lớn, tôi thấy mình trưởng thành và buông đi được nhiều thứ xấu.

Nhìn thấy sự thay đổi mãnh liệt từ tôi, vợ tôi cũng bước vào tu luyện. Gia đình bên nội trước đây hay có sự va chạm, từ khi tôi tu luyện tôi trở thành người hòa giải những xung đột ấy, hoàn cảnh đại gia đình hiện nay đã trở nên hòa ái, bình yên. Nhân dịp đầu Xuân tôi muốn chia sẻ những điều tốt lành đến với người dân thủ đô. Điều tốt đẹp này cần được nhân rộng hơn nữa. Chúc mọi nhà năm mới An Khang – Thịnh Vượng. Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo!

Trường năng lượng mà nhóm học viên mang đến là sự hòa ái và nét đẹp truyền thống của Văn Hóa Việt Nam trước thềm Xuân mới. Nhiều người đã dừng lại ghi hình lưu kỷ niệm và đón nhận món quà may mắn mà học viên Pháp Luân Công thành tâm tặng họ. Nhiều đoàn du khách nước ngoài trầm trồ thưởng lãm dấu ấn rất đặc sắc không phải lúc nào cũng bắt gặp. Một sắc xuân nhè nhẹ như nắng vàng ấm áp của một chiều cuối đông.

Cảm xúc của người đi đường: Anh Cao Văn Cường và anh Đoàn Hữu Chiến (Hưng Yên) Sinh viên năm thứ tư trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Cả hai anh đều đã biết đến Pháp Luân Công, hôm nay may mắn gặp được nhóm người tu luyện Đại Pháp tại bờ hồ, họ dừng lại và thưởng thức bầu không khí đón chào năm mới đẹp lung linh mà những người tu Đại Pháp mang đến.

Không quên bác quân nhân…

Tuệ Chân

Xem thêm:

Exit mobile version