Đại Kỷ Nguyên

Bác sĩ thẩm mỹ tìm thấy con đường cứu rỗi nhờ môn tu luyện cổ xưa

Utpal Kumar Bit, bác sĩ, tiến sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đến từ Kolkata, Ấn Độ là một người thành công trong sự nghiệp nhưng điều đó không làm ông hạnh phúc bởi những căn bệnh hành hạ ông suốt 33 năm qua. Cho đến một ngày…

Cuộc sống không bao giờ là một màu hồng, mà là cả một bức tranh muôn màu muôn vẻ, trong đó mỗi màu là một gia vị của cuộc sống. Utpal Kumar Bit, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đến từ Kolkata, Ấn Độ là một người thành công trong sự nghiệp, thực hiện ước mơ được làm việc trong ngành y và hiện tại đang làm trưởng khoa khoa phẫu thuật, tạo hình thẩm mỹ tại một trong những bệnh viện công lớn nhất tỉnh. Nhưng cuộc đời ông biến thành màu xám khi căn bệnh đã hành hạ ông trong suốt hơn 33 năm qua và ông đánh mất đi sự yên bình trong tâm hồn mình. Cho đến khi ông may mắn gặp được một môn tu luyện cổ xưa: Pháp Luân Đại Pháp.

Trong suốt 33 năm qua, nhiều căn bệnh khác nhau liên tục giày vò cuộc đời của bác sĩ Utpal Kumar Bit. Ông đã thử nhiều phương pháp chữa trị khác nhau, trong đó bao gồm các liệu pháp điều trị và yoga, nhưng cũng không có tác dụng gì lắm. Tuy nhiên, cuộc đời của vị bác sĩ ấy đã thay đổi hoàn toàn khi vào một ngày nọ, một đồng nghiệp đã giới thiệu cho ông một phương pháp tu luyện, thiền định cổ xưa rất tốt cho tâm tính, đạo đức và sức khỏe.

Tiến sĩ Bit, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đến từ Kolkata, Ấn Độ (Ảnh: fr.theepochtimes.com)

Trong cuộc trò chuyện với kênh NTD Ấn Độ, Tiến sĩ Bit đã chia sẻ về tình hình sức khỏe của mình theo góc độ y học lâm sàng rất cụ thể. “Tôi mắc rất nhiều các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh hen phế quản mãn tính, tôi đã bị 33 năm rồi. Tôi bị dị ứng với nhiều thứ như bụi, phấn hoa, bông, các loại thực phẩm khác nhau, thậm chí là gió lạnh, v.v. Nếu tôi hít phải, tôi sẽ bị nhiễm trùng cổ họng, khó thở, mắc các vấn đề về da, v.v.” TS. Bit kể lại.

Khi chia sẻ về tình trạng sức khỏe đáng báo động của mình ảnh hưởng lớn như thế nào đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình, TS. Bit hạnh phúc chia sẻ lại cách ông đã được chữa lành một cách kỳ diệu thế nào. “Thật kỳ diệu! Tôi không thể diễn tả lại bằng lời được. Đó chính là một phép màu!” TS. Bit nói và nở một nụ cười nhẹ nhõm.

Vào năm 2011, đồng nghiệp đã giới thiệu cho TS. Bit môn tu luyện gọi là Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), đó là một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia, tu luyện cả tâm và thân; tu thân theo năm bài tập công pháp nhẹ nhàng; tu tâm chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Tiến sĩ Bit ngồi song bàn và đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Venus Upadhayaya/NTD India)

Ông kể: “Thời điểm đó, tôi đã bị huyết áp cao trong suốt 15 năm và thường xuyên đau ở cả hai đầu gối, có lẽ là viêm xương khớp, tác dụng phụ của việc sử dụng steroid để điều trị bệnh hen suyễn. Tôi cũng gặp các vấn đề khá tế nhị của nam giới, nhạy cảm răng v.v.”

Các chứng dị ứng và bệnh hen suyễn đã khiến sức khỏe của vị bác sĩ ấy đã kém nay lại càng kém hơn. “Tôi không thể sinh hoạt bình thường được. Một ngày của tôi xoay quanh các loại thuốc, thuốc kháng sinh, thuốc hít và các loại bài tập thở. “, TS. Bit ngậm ngùi chia sẻ.

Dù có chạy chữa thế nào, bệnh cũng không thuyên giảm, sau nhiều năm chịu đựng bệnh tật giày vò, năm 2005, TS. Bit tìm thấy chốn an ủi tâm hồn của mình nhờ vào tâm linh. Và khi có cơ duyên gặp được Pháp Luân Đại Pháp, ông thấy đây là môn tu luyện rất tốt và bước vào tu luyện ngay sau đó.

“Thật sự rất kỳ lạ, ngay hôm đầu tiên tu luyện, khi tôi bắt đầu đọc sách và tập 5 bài công pháp, bệnh hen suyễn của tôi biến mất như một phép nhiệm màu và các triệu chứng dị ứng khác cũng được cải thiện đáng kể. Tôi đã có thể ngừng sử dụng ống hít và các bài tập thở. Một hi vọng đã được ban xuống cho tôi.” Ông vui mừng kể lại.

Chia sẻ về những lợi ích sức khỏe kỳ diệu, TS. Bit nói: “Chứng kiến sự cải thiện sức khỏe của tôi, các đồng nghiệp của tôi đều rất ngạc nhiên, họ không thể hiểu nổi tại sao một môn tu luyện lại có thể chữa khỏi bệnh cho tôi như vậy, trong khi y học hiện đại ngày nay lại gần như phải chịu bó tay. Ông liền nói với các đồng nghiệp của mình rằng “Trường đại học y khoa Baylor ở Houston đã thực hiện một loạt nghiên cứu vào năm 2005, kết quả cho thấy các tế bào của học viên Pháp Luân Đại Pháp đã giảm đáng kể sự trao đổi chất, nguyên nhân chính dẫn đến tăng tuổi thọ và chức năng chống vi khuẩn có thể hoạt động tốt hơn ở cấp độ tế bào. Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác, tôi chia sẻ với họ rất nhiều.”

TS. Bit ngồi đả tọa bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Venus Upadhayaya/NTD India)

Háo hức được chia sẻ hành trình kỳ diệu của mình với những người khác ở Tây Bengal (bang đông dân thứ 4 tại Ấn Độ, người dân ở đây chỉ yếu sử dụng ngôn ngữ Bengal), TS. Bit đã dịch cuốn Chuyển Pháp Luân và các cuốn của Pháp Luân Đại Pháp sang ngôn ngữ Bengal. Ngoài ra, ông còn cố gắng học cả tiếng Trung Quốc để có thể hiểu rõ hơn, bởi theo ông, bản dịch chỉ có thể sát nghĩa nhất có thể, không thể so với bản chính được.

TS. Bit đã giới thiệu các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp cho các hội chợ sách khác nhau trong thành phố với hy vọng có thể giúp nhiều người hơn nữa có thể tìm hiểu thông tin về môn tu luyện này, tìm thấy sự bình yên và ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống bộn bề này, nhận được nhiều lợi ích giống như ông và nhiều học viên Pháp Luân Công khác.

TS. Bit ngồi đả tọa bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp (Ảnh: Venus Upadhayaya/NTD India)

TS. Bit nói: “Tôi năm nay đã 60 tuổi, nhưng tôi cảm thấy mình mới chỉ 40. Kể từ khi tôi bắt đầu tu Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã không còn cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào. Tôi cũng có thể đi bộ nhiều giờ liền mà không cần ống hít và cũng thấy cảm thấy mệt mỏi. Tóc cũng mọc lên rất nhiều, tôi đã không còn trọc như hồi trước nữa rồi.”

“Thật tuyệt vời. Hiện giờ, tôi thực sự hoàn toàn khỏe mạnh và tràn trề năng lượng hơn bất kỳ lúc nào từ tôi được sinh ra. Tôi cũng không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ đã ban cho tôi một cuộc đời mới, một cuộc đời có ý nghĩa và có mục đích. Tôi chỉ biết nói ngàn lời cảm ơn của mình đến Sư Phụ tôn kính.”, ông nói.

Theo fr.theepochtimes.com

Clip ý nghĩa: Câu chuyện 9 đôi giày của ông Vương

Exit mobile version