Không lâu sau khi thành lập câu lạc bộ, đầu năm 2000, Tổng cục Hải quan đã tổ chức liên tiếp 2 Lớp chín ngày. Hàng trăm chỗ ngồi chật cứng người, mức độ hăng hái vượt quá sự mong đợi, hóa ra nhiều người đã học luyện Pháp Luân Công qua nhiều kênh khác nhau, và chỉ qua Lớp học chín ngày họ mới biết nhau…

Tổng cục Hải quan mở đầu trào lưu luyện công trong các cơ quan chính phủ

Cơ quan chính phủ Đài Loan đầu tiên thành lập câu lạc bộ Pháp Luân Công là Tổng cục Hải quan.

Năm 1999, Phó Nhân Hùng, đương thời là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, nói chuyện với người lái xe Liêu Thiên của Tổng cục trưởng, và được biết ông Liêu đang tu luyện Pháp Luân Công. Ông tò mò hỏi: “Pháp Luân Công là gì? Anh có thể có thể luyện thử cho tôi xem không?” Người lái xe liền ngồi đả tọa song bàn, chậm rãi đả thủ ấn bằng hai tay; khung cảnh cung kính và tường hòa này khiến Phó Nhân Hùng ấn tượng sâu sắc.

Trên thực tế, ngay từ một năm trước, một trong những vị thuộc cấp của Phó Nhân Hùng đã đưa cho ông một cuốn Chuyển Pháp Luân. Sau khi đọc sách xong, ông Hùng, một người có nhiều chủ kiến, đã thay đổi thái độ quen phê bình của mình. Ông nói với vị thuộc cấp: “Những điều được đề cập đến trong sách – những thứ trong không gian vũ trụ – đã sớm tồn tại, không thể vì bạn không biết liền nói rằng nó không có. Bởi vì trong sách đề cập đến những điều khá cao siêu, khá huyền hoặc, tôi không dám bác bỏ. Nhưng trong sách muốn người ta làm người tốt, việc tốt, tu tâm, tôi hoàn toàn đồng thuận”.

Một ngày nọ, một bức thỉnh thư đăng ký thành lập “Câu lạc bộ Pháp Luân Công” đã được đưa đến đặt trên bàn làm việc của ông, nói rõ không cần trợ cấp của cơ quan. Cùng lúc đó, cũng có một hiệp hội khác đệ đơn yêu cầu tăng trợ cấp gấp đôi vì cho rằng mình có nhiều thành viên hơn. Đối chiếu giữa hai đơn, ông nghĩ trong tâm: Pháp Luân Công quả thực khác biệt với những người khác! Bằng cách này, Phó Nhân Hùng cũng bước vào con đường tu luyện.

Không lâu sau khi thành lập câu lạc bộ, đầu năm 2000, Tổng cục Hải quan đã tổ chức liên tiếp 2 Lớp chín ngày. Hàng trăm chỗ ngồi chật cứng người, mức độ hăng hái vượt quá sự mong đợi, hóa ra nhiều người đã học luyện Pháp Luân Công qua nhiều kênh khác nhau, và chỉ qua Lớp học chín ngày họ mới biết nhau.

Sau đó, thông qua sự điều động và liên hệ giữa các đồng nghiệp, ngoài Tổng cục Hải quan, thêm nhiều nhân viên tại Cơ Long, Đài Chung, Cao Hùng đều có ngày càng nhiều nhân viên luyện công, cũng đã thành lập các câu lạc bộ của riêng mình.

Với kinh nghiệm này, các học viên Pháp Luân Công phục vụ trong các cơ quan chính phủ khác cũng đã liên tiếp mở các câu lạc bộ Pháp Luân Công tại đơn vị của họ. Viện Lập Pháp, Hội Nông Ủy, Ngân hàng Trung ương, Bệnh viện Bưu chính, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Cục Bảo hiểm Y tế Quốc gia, Cục Khí tượng, Cục Thương mại Quốc tế, Cục Hải quan, Cục Cảnh sát, Công ty Điện tín Trung Hoa, chính phủ huyện thị các địa phương… đến đâu bạn đều có thể thấy cảnh tượng các học viên Pháp Luân Công luyện công.

Năm 2001, tờ “Thời báo Trung Quốc” đưa tin Viện Kiểm sát Tỉnh đã thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Công.

Lớp học Pháp Luân Công dành cho giáo viên thổi luồng gió mới vào ngành giáo dục

Không chỉ các cơ quan chính phủ, mà các học viên Pháp Luân Công trong hệ thống giáo dục cũng tích cực quảng bá Pháp Luân Công. Vào tháng 1 năm 2001, trường tiểu học Xã Đầu ở huyện Chương Hóa đã mở Khoá học Pháp Luân Công dành cho cán bộ giáo viên đầu tiên ở Đài Loan.

Hứa Tú Anh, hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Hóa Kiều Nghĩa; đương thời cô là chủ nhiệm giáo dục của trường tiểu học Kiều Nghĩa, chính là người lần đầu tiên tham gia Khoá học Pháp Luân Công dành cho cán bộ giáo viên tại Đài Loan.

Khi Hứa Tú Anh biết tin tức về Khoá học Pháp Luân Công dành cho cán bộ giáo viên, cô rất phấn khích, bởi vì hơn một năm trước, anh cả và chị dâu của cô sống ở miền bắc Đài Loan đã dạy cô luyện công và tặng cho cô ấy một cuốn Chuyển Pháp Luân. Nhưng sau khi anh chị về nhà, Hứa Tú Anh không có cơ hội tìm hiểu sâu thêm nên đành gác lại. Lần này, cô hạ quyết tâm nhất định phải tìm hiểu rõ Pháp Luân Công là gì.

Vào ngày này, khi cô đến khoá học của Trường tiểu học Xã Đầu, cô ước tính có khoảng 200 người trước mặt cô, cô cũng nhìn thấy một số vị hiệu trưởng và giáo viên quen thuộc từ các trường lân cận. Sau khi gật đầu chào họ, cô tìm một chỗ ngồi ở hàng ghế đầu. Nội dung của khoá học bao gồm xem băng hình giảng Pháp của Sư phụ Lý, sau đó là dạy các bài công pháp cho các nhân viên tại hiện trường. Ngoài ra, một số vị giáo sư đại học đã đến chia sẻ tâm đắc tu luyện của họ.

Điều khiến Hứa Tú Anh ấn tượng sâu sắc là Chung Lộc Lan, phó giáo sư Khoa Kinh tế của Đại học Đông Hải, đã chia sẻ những sự tích thần kỳ khi cả gia đình cô đắc Pháp và luyện công. Nhiều năm sau, Hứa Tú Anh vẫn không thể nào quên được thần thái chân thành và tràn đầy phấn khởi trên khuôn mặt Chung Lộc Lan khi cô ấy phát biểu, chầm chậm nói ra từng suy ngẫm của mình: “Thần Phật nguyên bản chính là tồn tại trong nội tâm của tôi, nhưng mà, Ông giống như một chủng lực lượng tâm linh, tồn tại trong tư tưởng của tự kỷ, cấp cho bạn lực lượng tinh thần. Trước kia, tôi không biết Ông chân thực tồn tại, chỉ có trong quá trình tu luyện [Ông] mới triển hiện xuất lai!” Sau khi khoá học kết thúc, Hứa Tú Anh cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Khi trở lại trường, cô và hiệu trưởng đã thiết lập một điểm luyện công trong khuôn viên trường, và gần 15 giáo viên cùng tham gia. Trong giờ giải lao, họ cũng phát video bài giảng của Sư phụ Lý cho toàn trường. Một năm sau, Hứa Tú Anh được đề bạt làm hiệu trưởng, cô cũng đưa Pháp Luân Công đến một trường học mới và luyện công cùng các giáo viên và học sinh trong khuôn viên trường. Sau đó, cô cũng tham gia tổ chức các khoá học Pháp Luân Công dành cho giáo viên ở huyện Chương Hóa.

Hứa Tú Anh cho biết: “Khoá học (Pháp Luân Công) dành cho giáo viên có thể nói là một nền tảng tốt và một phương tiện tốt; thông qua đó, nhiều người sẽ sớm nhận thức được Pháp Luân Công”. “Hiệu trưởng ảnh hưởng đến giáo viên, giáo viên ảnh hưởng đến học sinh, phụ huynh cũng có nhiều tiếp xúc”. Cô cũng biết trong số các hiệu trưởng trường tiểu học, có bảy, tám vị là học viên Pháp Luân Công, còn những giáo viên luyện Pháp Luân Công thì càng nhiều hơn.

Sau khi khoá học Pháp Luân Công dành cho giáo viên đầu tiên được mở ở Chương Hóa, một số trường ở miền bắc, miền trung và miền nam Đài Loan cũng đã tổ chức khoá học này.

Điều đáng nói là huyện thị Vân Lâm là huyện thị có nhiều khoá học Pháp Luân Công dành cho giáo viên nhất ở Đài Loan, cũng là huyện thị có số lượng hiệu trưởng trường tiểu học và trung học luyện công lớn nhất ở Đài Loan. Ông Ngô Nhạn Môn, một hiệu trưởng đã nghỉ hưu ở Vân Lâm, Khẩu Hồ cho biết: “Có ít nhất 20 vị hiệu trưởng ở huyện Vân Lâm đang luyện công, đúng không? Có thể còn nhiều hơn nữa!”

“Trại huấn luyện giáo viên Pháp Luân Công” do 17 hiệu trưởng của huyện Vân Lâm cùng đề xuất và giới thiệu, đã thu hút khoảng 200 giảng viên, nhân viên công vụ và dân chúng tham gia.

Như Hứa Tiểu Anh đã nói, những hiệu trưởng và giáo viên được tiếp xúc với Pháp Luân Công này sẽ tích hợp lý niệm “Chân, Thiện, Nhẫn” vào giảng dạy của họ. Ngay cả khi những sinh viên hoặc giảng viên ngày hôm nay chưa tu luyện, thì những hạt giống của tu luyện đã được gieo tại đây. “Vì vậy, khoá học (Pháp Luân Công) dành cho giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hồng truyền Đại Pháp tại Đài Loan”.

(Còn nữa…)

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt) và www.falundafa.org (tiếng Anh)

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch