Đại Kỷ Nguyên

Hạt giống vàng (P20): Bước vào tu luyện Pháp Luân Công vì bản tin hàng vạn người thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải

Bìa cuốn "Hạt giống vàng" (do NXB Bác Đại cung cấp)

Báo cáo cho biết, sau khi một vạn người rời đi, đường phố sạch sẽ không để lại một mẩu giấy. Cảnh tượng này đã khiến nhiều người ở Đài Loan thập phần cảm thán, đồng thời cũng khơi dậy sự hiếu kỳ của họ về môn “Pháp Luân Công”…

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Đài truyền hình Đài Loan đưa tin, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đại lục đã đến “Văn phòng tín phóng” Quốc vụ viện của Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào sáng sớm. Đây là sự kiện thỉnh nguyện lớn nhất trong cấm địa chính trị nhạy cảm của ĐCSTQ kể từ sau sự kiện “Lục Tứ” – cuộc đàn áp sinh viên đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, gây chấn động quốc tế.

Từ những hình ảnh của đài truyền hình, người dân Đài Loan nhìn thấy dòng người mặc thường phục hai bên đường, dù đứng hay ngồi, tinh thần thư thái, bình tĩnh. Có rất nhiều xe cảnh sát đậu bên đường, cách đó không xa có một cảnh sát đang đứng. Một số người trong đám đông đang yên lặng đọc cuốn sách cầm trên tay, và một số người luyện Pháp Luân Công “hoãn, mạn, viên”, trên tay không có biểu ngữ, cũng không hô khẩu hiệu, xe cộ trên đường lưu thông bình thường.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Đài truyền hình Đài Loan đưa tin các học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc đại lục đã đến “Văn phòng tín phóng” của Quốc vụ viện Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện. (Epoch Times)

Từ sáng tinh mơ đến tối muộn, sự kiện kết thúc. Báo cáo cho biết, sau khi một vạn người rời đi, đường phố sạch sẽ không để lại một mẩu giấy. Cảnh tượng này đã khiến nhiều người ở Đài Loan thập phần cảm thán, đồng thời cũng khơi dậy sự hiếu kỳ của họ về môn “Pháp Luân Công” chưa từng nghe đến này. Khi đó, Quan Dục Chân, 48 tuổi, nhà ở Bình Đông là một trong số họ, sáng hôm đó bà đã xem đài truyền hình đưa “Tin nhanh”, bà nghĩ trong tâm: Một nhóm người dân phổ thông đứng bên đường, có người luyện công, có người đọc sách, “Đoàn thể đó là gì vậy? Làm thế nào mà họ có thể đạt đến trạng thái tường hòa như vậy? Làm sao mà đài truyền hình lại nói là ‘bao vây’?” Vì vậy, bà đã tìm tư liệu, nhấc điện thoại và gọi cho người phụ trách điểm luyện công gần nhà, ngày hôm sau liền đến điểm luyện công học Pháp Luân Công. Có rất nhiều người như bà ấy.

Giáo sư Đại học Trung Chính: Nhóm người này thật dũng cảm!

Để ngăn các con trong độ tuổi đi học hình thành thói quen xem TV, Ngải Xương Thụy, phó giáo sư Khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Trung Chính, đã không lắp đặt truyền hình cáp trong nhà, và TV ở nhà trở thành vật trang trí trong phòng khách. Tối 25/4, sau khi đi học về, ông tâm huyết tuôn trào, nói với vợ: “Mình xem bản tin nhé!”

Bật tivi lên, nhìn thấy phóng sự, ông quay đầu sang vợ nói: “Nhóm người này quá dũng cảm”.

Ngải Xương Thụy, người đã quan sát tình hình kinh tế và chính trị xuyên eo biển trong thời gian dài, tin rằng sau năm 1989, người dân ở đại lục thậm chí còn sợ biểu đạt suy nghĩ của mình hơn, “Đừng động vào chính trị, kinh tế thì muốn làm gì thì làm”. Do đó, ấn tượng của “Pháp Luân Công” khi bắt đầu bước vào đầu não ông là: Một đoàn thể ưu chất dũng cảm.

Ngày hôm sau, khi Ngải Xương Thụy đang lái xe về nhà sau bài giảng trên lớp, ông bật radio như thường lệ. Lúc này, Triệu Thiếu Khang, người dẫn chương trình phát thanh UFO, đang phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công. Ngải Xương Thụy vừa lái xe vừa lắng nghe cẩn thận, “Điều khiến tôi ấn tượng sâu sắc là, Pháp Luân Công là công pháp Phật gia chỉ đạo tu luyện”. Nghe đến từ “công pháp Phật gia”, Ngải Xương Thụy bắt đầu sản sinh hứng thú và hiếu kỳ.

Từ nhỏ, gia đình Ngải Xương Thụy đã thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, đây là vị Bồ Tát mà mẹ ông kiền thành tín ngưỡng. Cậu bé Ngải Xương Thụy theo mẹ thắp hương cúng bái, khi mắc lỗi và bị mẹ trách mắng hoặc cảm thấy bực bội, cậu cũng sẽ thắp hương nói với Quan Thế Âm những điều trong tâm, thỉnh cầu Quán Thế Âm Bồ Tát bảo hộ cho người nhà bình an.

Dưới sự huân đào của Phật giáo, Ngải Xương Thụy, người tin vào sự tồn tại của Thần Phật, những ngày còn đi học đã đọc nhiều thư tịch về Phật giáo, Đạo giáo. Khi mới đến Đại học Minnesota, Mỹ để học thạc sĩ, ông ngồi tĩnh lặng và thiền định theo một cuốn sách Phật giáo. Khi ngồi xếp bằng, mặc dù chân rất đau, ông vẫn nghiến răng nghiến lợi, nội tâm tiến nhập vào trạng thái ninh tĩnh, cảm giác căng thẳng khi đi tha hương viễn xứ cầu học trong nháy mắt biến mất. “Trong học kỳ tiếp theo, bất luận thế nào tôi cũng không căng thẳng, lên lớp không căng thẳng, kiểm tra không căng thẳng”. Cuối cùng, ông đã tốt nghiệp với thành tích xuất sắc.

Thể nghiệm này cho phép ông dưỡng thành thói quen ngồi tĩnh tọa. “Cơ thể người có thể không đơn giản như những gì y học phương Tây giảng. Những cuộc thảo luận triết học như của Phật giáo Thiền tông có thể có đạo lý của nó, tôi không hiểu lắm”. Vì vậy, khi một vị khách đề cập trên đài phát thanh rằng Pháp Luân Công có một cuốn sách tên là “Chuyển Pháp Luân”, ông đã ngay lập tức lái xe đến Hiệu sách Ích Quần để mua một cuốn.

Sau khi nhận được cuốn sách, ông đã dành nguyên ba đêm để đọc xong nó. Vừa đọc sách, ông đập tay vào bàn và thốt lên, “Đúng vậy! Đây chính là đạo lý!”, “Ồ, hóa ra là như thế!”

Mặc dù giảng dạy trong một trường đại học, “Tôi luôn muốn tìm một người thầy có thể chỉ cho tôi con đường nhân sinh của mình, bởi vì tôi thực tại luôn có chút bối rối. Tôi là ai? Cuộc đời rốt cuộc là để kiếm nhiều tiền ư? Hay tôi nên làm gì? Bởi vì có quá nhiều trường phái học thuyết khác nhau, càng đọc nhiều sách, càng khiến mình thêm phức tạp”.

Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, “rất nhiều nghi vấn trong quá khứ, bối rối đối với cuộc đời, sau khi xem sách đã lý giải được quá nửa, cũng khiến tôi biết được hàm nghĩa của hai chữ ‘tu luyện’ chân chính nằm tại đâu, cuộc đời tương lai cần bước đi như thế nào. Sự hài lòng và niềm vui trong nội tâm tôi vô cùng vô cùng mãnh liệt”. Ông hưng phấn nói với vợ: “Chúng ta tìm được Sư phụ của mình rồi, tôi muốn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi tu luyện, ông cũng đã tạo ra những đột phá mới trong nghiên cứu học thuật, ông nhận thức được nếu mô hình kinh doanh có thể trở thành một loại “tuần hoàn thiện” thì nó sẽ có ích cho Trái Đất và xã hội loài người. Để sinh viên thể hội được “tuần hoàn thiện” giàu tinh thần luân lý đạo đức này, trên lớp học, ông luôn tận lượng thu thập tư liệu liên quan và bám sát thời sự, để sinh viên thấy được những ví dụ thực tế về ảnh hưởng chính diện mà quản trị kinh doanh lương thiện mang đến, và cũng thảo luận về tác động phụ diện của hành vi kinh doanh không chính đáng đối với xã hội nhân loại.

Khi tiến hành diễn giảng ở các doanh nghiệp khác nhau, ông luôn giới thiệu mọi người học luyện Pháp Luân Công, ông tin rằng nó không chỉ có lợi cho thân tâm của các học viên, mà còn có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngải Xương Thụy rất được hoan nghênh trong giới sinh viên, sinh viên đại học đặt biệt danh cho ông là “tiểu Ngải”, còn sinh viên cao học gọi ông là “lão Ngải”. Có học sinh vì vậy đã bắt đầu học luyện Pháp Luân Công, sau đó nhóm sinh viên này cũng thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Công tại Đại học Trung Chính, với Ngải Xương Thụy là người hướng dẫn của câu lạc bộ. Đồng thời, khi các lớp học Pháp và luyện công chín ngày và chia sẻ tâm đắc tu luyện được tổ chức ở các vùng khác nhau, ông cũng thường chạy đến chỗ họ.

Năm 2005, Giáo sư Ngải Xương Thụy đã tham dự hội nghị chuyên đề về “Kỷ niệm 6 năm Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa ngày 25 tháng 4 – Vạch trần bản chất dối trá bạo lực của ĐCSTQ”. (NXB Bác Đại cung cấp)

Luật sư bang New York: Cuối cùng đã tìm thấy suối nguồn trí huệ

Luật sư Chu Uyển Kỳ xem các báo cáo liên quan khi cô mở tờ “Thời báo Trung Quốc” vào ngày 28 tháng 4 năm 1999. Đó là một trang tin tức về Pháp Luân Công, nhưng điều thu hút cô không phải là hàng chục nghìn đơn thỉnh nguyện, mà là hai báo cáo nhỏ bên cạnh tin tức chính. Một bài báo đưa tin rằng hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công luyện công tại một quảng trường ở Thâm Quyến, lúc rời đi không để lại mẩu rác nào. Một báo cáo khác đề cập rằng Pháp Luân Công chiểu theo nguyên tắc tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Chu Uyển Kỳ, người đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể chất và tinh thần trong sáu tháng trước đó, nghĩ rằng nếu mình tiếp xúc với những người tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, có thể sẽ cảm thấy tốt hơn.

Trước đó, vào tháng 11 năm 1998, cô bị đau bụng đột ngột, kèm theo chảy máu và tiết dịch bất thường, sau khi kiểm tra tại bệnh viện, người ta xác định rằng Chu Uyển Kỳ có hai khối u lành tính trong buồng trứng. May mắn thay, bác sĩ nói với cô rằng không cần phẫu thuật: “Bạn tiêm thuốc là sẽ ổn”.

Nhưng sau hai tháng, dịch tiết bất thường và chảy máu ngày càng nhiều, Chu Uyển Kỳ tìm đến một “bác sĩ Trung y” đã từng trị bệnh cho tổng thống, bác sĩ Trung y này tự tin nói rằng khối u không thành vấn đề lớn, uống thuốc hai tháng sẽ khỏi.

Hai tháng sau, vào tháng 2 năm 1999, cô thấy bụng dưới nặng trĩu, thể trạng ngày càng sa sút, cô quay lại bệnh viện khám lần nữa: “Hai khối u đã biến thành bốn khối u, khối u ngày càng kết rắn”.

Thân là con một trong nhà, cô không muốn làm cha mẹ già lo lắng, Chu Vạn Kỳ bề ngoài giả vờ bình tĩnh, nhưng trong lòng lại buồn bực. Trong quá trình tiếp tục điều trị, cô đã tìm đến các bác sĩ nổi tiếng Trung và Tây y, thậm chí còn tìm đến các khí công sư để điều trị bệnh, đến giữa tháng 4, bốn khối u đã thành bảy khối u, to như hai chùm nho treo nặng trĩu ở bụng, đứng lâu thân thể không tự chủ được, chúi về phía trước, không thể đứng lâu.

Lúc này, bác sĩ khuyên phải cắt bỏ buồng trứng, nếu không rất có thể khối u lành tính sẽ chuyển thành ác tính. Tin tức như một tia sét ngang tai cho cả gia đình. “Tâm thái bình tĩnh ban đầu của tôi bắt đầu chìm xuống. Khi tôi bước đến ngã rẽ của cuộc đời, thân tâm tôi khó có thể duy trì”, Chu Uyển Kỳ nhớ lại.

Là viên ngọc duy nhất trong lòng bàn tay của cha mẹ, cô được cha mẹ dốc sức bồi dưỡng từ nhỏ, suốt chặng đường đi học đều đạt thành tích xuất sắc, là hoa khôi của trường, cô thường làm lớp trưởng, làm cốt cán trong các hoạt động câu lạc bộ, là người chiến thắng thường xuyên trong các cuộc thi diễn thuyết và làm văn. Ở trường trung học cơ sở, Chu Uyển Kỳ tốt nghiệp đứng đầu về tổng thành tích tứ dục, và ở trường trung học nữ sinh Bắc Nhất, cô tốt nghiệp đứng đầu về thành tích đức dục.

Sau khi tốt nghiệp Khoa Luật của Đại học Chính trị, đầu tiên cô lấy bằng thạc sĩ luật tại Đại học Đông Ngô, sau đó ra nước ngoài lấy học vị thạc sĩ luật của Đại học Ivy League Pennsylvania ở Hoa Kỳ, trúng tuyển luật sư New York, Mỹ. Cô từng là một nhà ngoại giao, ký giả đáng ghen tị, là chủ quản pháp vụ của một doanh nghiệp tài chính khi đó.

Căn bệnh bất ngờ này đã cho cô nếm trải mùi vị của sinh mệnh ở đáy cuộc đời.

Chu Uyển Kỳ đặt tờ báo xuống, theo dõi tờ báo và liên lạc với người phụ trách điểm luyện công, và theo gợi ý của anh ấy, đến hiệu sách để mua cuốn Chuyển Pháp Luân.

Chu Uyển Kỳ kể rằng, khi cô mở cuốn Chuyển Pháp Luân, mỗi khi đọc một câu, cô cảm thấy như thể đầu mình được lắp ráp lại: “Tôi luôn trăm mối tơ vò trước những vấn đề nan giải trong cuộc sống, và cuốn Chuyển Pháp Luân dường như chứa đựng trong đó đáp án”.

Ngoài sự khải ngộ đột ngột, Chu Uyển Kỳ cũng thực sự cảm thấy những làn sóng năng lượng từ cuốn sách ập vào cơ thể cô. “Lúc đó, tôi rất phấn khích, biết rằng cuối cùng mình đã tìm được suối nguồn của trí huệ, nội tâm được khai phát truyền cảm hứng hơn hết thảy, vì vậy tôi quyết định học Pháp Luân Đại Pháp do Sư phụ Lý giảng”.

Ba ngày sau, Chu Vạn Kỳ tham gia lớp luyện công và học Pháp chín ngày. Sau khi về nhà vào ngày đầu tiên, cô không quen thuộc lắm với bài công pháp đầu tiên mà cô mới học, nhưng cô cảm thấy một dòng điện mạnh mẽ tuần hoàn trong các kinh mạch và dây thần kinh ngoại vi của toàn thân. Nguyên lai ở bụng dưới có một khối u có thể chạm vào bằng tay, giờ nó đã tiêu mất một nửa, và các khối u cứng đã biến mềm ra một cách thần kỳ. “Trong sáu tháng qua, cảm giác đau đớn sống không bằng chết đã tự nhiên trở nên mơ hồ, lúc đó tôi đơn giản không thể tin được”.  Thân thể nguyên ban đầu không cách nào đứng thẳng được, bỗng đứng thẳng lên, đôi mắt của Chu Vạn Kỳ lập tức đỏ lên, tâm lý phấn khích. Đêm đó, không một chút mệt mỏi, cô tỉnh táo trong một đêm trước nay chưa từng có.

Một tháng sau, tình trạng chảy máu và tiết dịch bất thường kéo dài nửa năm cũng dừng lại, cảm thấy khối u đã thực sự biến mất. Lúc này, Chu Uyển Kỳ vui mừng khôn xiết và vạn phần phấn khích: “Thân và tâm của tôi đã được tái sinh như một kỳ tích!”

Chu Uyển Kỳ, người có tính cách ngay thẳng, rất được bạn bè yêu mến, ghét cái ác và thích đấu tranh chống lại sự bất công, nhưng cô lại thường xuyên khiến bạn bè phải đau đầu.

Khi còn trẻ, cô từng lớn tiếng cảnh báo những người phụ nữ quát mắng trẻ con trên đường: “Xin bác đừng mắng trẻ con, trẻ con sẽ mất lòng tự tôn”, yêu cầu thanh niên nhường ghế cho người già trên xe buýt…

Các bạn cùng lớp và bạn bè thường nói đùa rằng bên cạnh Chu Uyển Kỳ, họ phải tùy cơ ứng biến, giả vờ không biết cô ấy khi cần thiết để tránh chuốc họa vào thân trong xã hội bạo lực này.

Trong mắt người ngoài, Chu Uyển Kỳ, người luôn hành hiệp trượng nghĩa, quả là phù hợp để trở thành một luật sư.

Sau đó, Chu Uyển Kỳ làm luật sư tình nguyện, và là luật sư nghĩa vụ và người phát ngôn của Nhóm Luật sư Nhân quyền Pháp Luân Công. Kể từ ngày đầu tiên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp vào năm 1999, cô đã tích cực bôn ba toàn cầu để phản đối cuộc bức hại và lên tiếng cho Pháp Luân Công. Khi Pháp Luân Công bị bức hại tròn mười năm vào năm 2009, cô nói: “Trong mười năm qua, tôi đã đến thăm hơn chục quốc gia và vùng lãnh thổ, du hành hơn một trăm lần và nỗ lực cùng với các học viên Pháp Luân Công ở những địa khu khác, hướng tới người dân thuộc các xã hội khác nhau, các giai tầng khác nhau, các chủng tộc khác nhau, đưa ra những bằng chứng và ví dụ thuyết minh vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời vạch trần những lời dối trá của ĐCSTQ và chân tướng của cuộc đàn áp. Trong quá trình mười năm đó, đã phát sinh rất nhiều câu chuyện cảm động lòng người. Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ thiện hành từ nhiều người, nghĩa cử thầm lặng của họ thực sự cảm kích nhân tâm”.

Tại một cuộc biểu tình năm 2013, luật sư Chu Uyển Kỳ đã kêu gọi Liên Hợp Quốc nhìn thẳng vào tội ác của Giang Trạch Dân và những thủ phạm khác. (NXB Bác Đại cung cấp)

(Còn tiếp)

Tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp tại đây

Ghi chú:
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 20
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch

Exit mobile version