Đó là lời chia sẻ đầy thiện tâm của nữ bác sỹ kiên cường nhưng có trái tim vô cùng nhân từ và hiền hậu, người đang ngồi trước mặt chúng tôi: Bác sỹ, thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Thu Vệ.
Bác sỹ Nguyễn Thu Vệ là thạc sỹ Y khoa, bác sĩ chuyên khoa 1, được phong danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” năm 1997, là nữ Giám đốc có công thành lập và xây dựng Bệnh viện Nam Thăng Long hiện nay, mà tiền thân là Trung tâm Y tế Nam Thăng Long, nơi cô giữ cương vị giám đốc trong 2 nhiệm kỳ 10 năm liên tiếp từ 1996 – 2006.
“Cô vừa làm quản lý vừa làm chuyên môn. Cô làm giám đốc hai nhiệm kỳ 10 năm (từ 1996-2006) trước đây là Trung tâm Y tế, sau làm đề án đưa lên bệnh viện. Mọi người cùng nhau mở rộng bệnh viện để thu hút bệnh nhân, tăng thêm công việc cho mọi người…”
Cô cũng đã nhận nhiều bằng khen của TW Hội Phụ nữ và Tổng liên đoàn Lao Động, và Bộ Y tế cho “Cán bộ xuất sắc ngành Y”, là đại biểu Đại hội Phụ nữ toàn quốc năm 1997, nhận Huân chương Lao động hạng 3, năm 2002.
Người bạn đời của cô, Thiếu tá Ngọc Khôi, nguyên Giảng viên Đại học Y, mến mộ tài năng và đức hạnh của cô… Ông đã viết thơ cảm khái về những cống hiến của cô cho sự nghiệp y đức cũng như đảm đang việc nước việc nhà và cái tâm luôn lo toan cho người khác. Những đêm trường kỳ xưa khi cô thức trắng chăm sóc bệnh nhi, hay lo lắng cho hai nghìn chị công nhân phải nghỉ chờ việc, đã được ông đưa vào những vần thơ vinh danh… vợ:
….
Hẳn là đã hết tháng ngày long đong
Những khi nắng lửa bão giông
Cùng công nhân kéo qua sông nhịp cầu
Hay trong bệnh viện đêm thâu
Em ngồi thao thức xoa đầu trẻ thơ
Hai nghìn chị nghỉ việc, chờ
Lòng em se lại từng giờ lo toan
Nữ công em đứng Trưởng Ban
Việc nhà em cũng giỏi giang thay chồng
Hai con, hai lợn em trông
Bốn gà đẻ trứng, rau trồng ven mương
Anh tuy vất vả chiến trường
Nào bằng muôn việc ngày thường của em
“Thầy thuốc Ưu tú” có tên
Vào phủ Chủ tịch thưởng thêm quả hồng
Anh phong “danh hiệu Anh hùng”
Hai con tặng mẹ “Tấm lòng Tri ân”
Sự nghiệp rạng danh như thế, nhưng cô là một người phụ nữ của gia đình, rất đỗi mẫu mực nhân hậu. Vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, tính tình cô lúc nào cũng nhẹ nhàng, thùy mị.
“Cô có một trai một gái, các em đều có việc làm ổn định, chúng nó đều là kỹ sư cả, hai cháu nội hai cháu ngoại. Một cháu nội đã đi thi 2 lần quốc tế ở Thái Lan và Singapore – thi toán quốc tế đạt huy chương bạc và đỗ thủ khoa vào thẳng trường Amsterdam. Kể từ khi cô đắc Đại Pháp, các con cháu cô đều biết môn này rất tốt”, cô Vệ chia sẻ.
Thiếu tá Ngọc Khôi-người bạn đời của bác sỹ Nguyễn Thu Vệ-cùng tu luyện với cô, đã viết bài thơ như lời chia sẻ về một cuộc sống ấm áp giữa đời thường của những người tu luyện:
Mảnh vườn nho nhỏ
Gắn bó vợ chồng
Tình cây tình đất
Lòng người mênh mông
Vườn ở ngoài đồng
Cái dàn cong cong
Mướp đang leo dốc
Có mệt lắm không?
Anh trên ngót Nhật
Em dưới muống ta
Dệt thành thảm biếc
Tình xanh mượt mà
Lang bò trên bờ
Cá cờ đùa nước
Rô con rạch ngược
Mừng đón mưa rào
Bí xanh bí đao
Vẫy chào theo gió
Dền ta mặt đỏ
Dền Nhật nhỏ xinh
Vợ chồng chúng mình
Gánh nước ra tưới
Chắc rau phấn khởi
Thầm ơn ông bà
Vườn nhỏ nhà ta
Thu nhập thì ít
Tấm lòng bao la..
Cô chia sẻ:
“Có người lo lắng cô tu luyện Pháp Luân Công sẽ bỏ bê gia đình như một số lời đồn đại, nhưng cả cô cả chú đều tu luyện môn này và cô nghĩ một người tu mình luôn phải làm người tốt, người tốt hơn nữa như Sư phụ dạy, làm sao bỏ bê gia đình được. Mình là người phụ nữ mình phải đi chợ, cơm nước cho gia đình, lo toan mọi công việc cho gia đình.
Rồi sắp xếp thời gian đọc sách, luyện công. Tu tâm là thời thời khắc khắc đều tu. Hơn nữa, tu luyện là cần nỗ lực, mình phải dậy sớm để tập. Là do mình sắp xếp, mình nghĩ cho gia đình thôi chứ không phải bỏ bê công việc, điều này không đúng”.
“Nếu ai đang đi làm công tác thì vẫn công tác tốt, mà ai đã nghỉ chế độ rồi thì phục vụ gia đình rất là tốt, chăm sóc con cái, chồng. Mọi người sẽ bố trí thời gian luyện tập và bố trí thời gian sắp xếp công việc trong gia đình ổn thỏa. Những người tu luyện chỉ là tu tâm giữa cuộc sống người thường này thôi, không có nhiều khác biệt. Và điểm quan trọng nhất trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là “cần phải luôn vị tha, vì người khác, nghĩ tới người khác trước bản thân mình”, cô Vệ nói thêm.
Khi nhắc đến sự khác biệt giữa y học hiện đại và việc tu luyện Phật pháp, bác sỹ Nguyễn Thu Vệ chia sẻ:
“Hiện nay y học tuy đã rất phát triển nhưng có những căn bệnh cả thế giới không điều trị được, nhưng tu luyện là một điều siêu thường khi con người có đức tin. Cô rất tin Sư phụ. Ngài đã giảng giải cho các đệ tử, cho mọi người về việc cần làm người tốt như thế nào, dạy cho toàn xã hội, cho những người có đức tin và muốn xã hội đi lên. Tình trạng không còn trộm cắp, hay tham ô tham nhũng, điều đó chỉ có Chân-Thiện-Nhẫn mới có thể giúp thay đổi được. Là bác sỹ hàng bao nhiêu năm, cô biết rằng y học tuy rất phát triển nhưng có nhiều điều chưa giải quyết được.?
Ai thì cũng muốn mình là người tốt, bản thân cô cũng muốn mọi người đều tốt, đều coi xã hội như một mái ấm gia đình, từ đó mà cô thấy những người tu đích thực thì đều là người tốt cả.
Trước đây tuy là bác sỹ nhưng cô mắc rất nhiều bệnh: tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Cô đã đi chữa khắp các nơi, thậm chí được cả GS. Phạm Gia Khải, người dẫn đầu về ngành tim mạch của Việt Nam chữa trị cho nhưng cũng chẳng ăn thua. Cơ duyên lại được đắc Pháp này… Tu luyện là điều vượt trên đời thường, nhưng là hiện thực, là khoa học chân chính. Khi tâm tính đề cao lên, thì vật chất cũng biến đổi, cơ thể cũng biến đổi. Đó là điều mà khoa học hiện đại không phải là không giải thích được”.
Đã 7 năm kể từ khi nữ bác sỹ của chúng ta tìm được một con đường giúp cô hóa giải khổ đau vì bệnh tật, giúp gia đình cô thêm hạnh phúc, giúp thế giới tinh thần, tâm linh và trí tuệ của cô được rộng mở, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện thượng thừa có từ ngàn xưa của Phật gia nay được phổ truyền khắp nơi trên thế giới.
Cũng với nguyện vọng mong muốn giúp đỡ người khác, xóa bỏ những hiểu lầm khiến người khác mất cơ duyên, trước nhiều thông tin trái chiều về Pháp Luân Công trên các phương tiện thông tin gần đây, bác sỹ Nguyễn Thu Vệ đã lên tiếng giải đáp những thắc mắc của nhiều người…
DKN: Có thông tin cho rằng Pháp Luân Công làm chính trị?
Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Thu Vệ: Thực ra Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật Gia. Cô không thấy có vấn đề chính trị nào ở trong này cả. Điều chính yếu nhất của pháp môn là tu tâm tính, đưa con người thành người tốt, tốt hơn lên, không có một chút gì là chính trị. Vì Pháp Luân Công không có người đứng đầu, không có văn phòng làm việc, không có danh sách, ai đến tập thì tập, ai không đến tập thì thôi, không ai gò ép ai cả, trong toàn bộ quyển sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) không có một chỗ nào nói về chính trị, chỉ là tu tâm, dần dần đạt trí huệ vượt xuất cảnh giới người thường…
Người ta cứ nói phải có một lý do nào đó thì mới bảo Pháp Luân Công làm chính trị, lý do là sao ạ?
Người ta nói Pháp Luân Công làm chính trị thì là thế này, trước đây, năm 1992, khi môn phái này được phổ truyền, tại Trung Quốc số người tập rất đông. Từ 1992 – 1999 có hơn 100 triệu người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công. Khi ấy nhiều gia đình trong Bộ Chính trị, ngay cả gia đình của Giang Trạch Dân (Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc bấy giờ) đều tập môn này, mời người đến để tập môn này.
Người ta đã nhận được hiệu quả cả tâm lẫn thân. Tâm tức là tâm tính được đề cao, thân là sức khoẻ, được sức khoẻ. Khi đấy đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ chỉ có 60 triệu người thôi. Cho nên Giang Trạch Dân rất đố kỵ, sợ mất quyền lực, nên ông ta bắt đầu ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Toàn bộ chính quyền Trung Quốc khi ấy không đồng tình, người ta đều phản đối, nhất là Thủ tướng Chu Dung Cơ, phản đối rất nhiều. Nhưng vì ông Giang Trạch Dân sợ mất quyền lực nên vẫn nhất quyết ra tay đàn áp Pháp Luân Công.
Điều này cô nghĩ đã ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới lẫn Việt Nam.
Đây là môn tu luyện Phật gia rất tốt cho bản thân trong đấy có người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Rất đông, rất đông người đã vào môn tu luyện này…
Cũng có nhiều người Việt Nam chịu nhận thông tin sai lệch về Pháp Luân Công, và họ không hiểu được vì sao học viên Pháp Luân Công phải đi nói về việc đàn áp tại Trung Quốc, là một học viên Pháp Luân Công, cô nhận định như thế nào về điều này?
Là một học viên Pháp Luân Công thì bản thân mình tu luyện mình được lợi, và cả gia đình mình được lợi. Những lợi ích ấy là phải chia sẻ với mọi người để mọi người cùng được hưởng cái lợi ấy. Đó là điều hết sức bình thường ở mỗi người. Còn trong Pháp lý của Phật gia, thì tu luyện là xuất tâm từ bi, cần giúp đỡ người khác, vì người khác… Cho nên khi Trung Quốc tung ra rất nhiều thông tin ngược chiều với Pháp Luân Công, không muốn Pháp Luân Công phát triển nhưng cũng không thể cấm được, kể cả Trung Quốc hiện nay người ta vẫn tu luyện, người ta vẫn phát triển ra kể cả thế giới, bởi vì đó rốt cuộc là môn tu luyện Phật Pháp.
Và cô nghĩ rằng phải lên tiếng trước cái ác, vì nếu mà mình không lên tiếng thì là thông tin trái chiều của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Đã có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Thì làm không đúng, làm không tốt, trái lại với đạo lý của con người thì chắc chắn sẽ bị quả báo. Trung Quốc cũng thế, kể cả Việt Nam cũng thế, nếu mà làm trái với đạo lý của con người thì sẽ bị quả báo. Cái đấy từ ngày xưa các cụ đã nói rồi. Nên người tu luyện là tu xuất tâm từ bi, sẽ mong muốn giúp người khác tránh được việc phạm tội với Phật pháp, tránh được những nạn quả báo…
Hiện nay Hoa Kỳ đã có đạo luật Magnitsky toàn cầu, cùng 28 quốc gia khác, là đạo luật chống bức hại trên toàn cầu, qua đó cấm những thành viên có tham gia bức hại Pháp Luân Công được nhập cảnh vào đất nước họ, và cấm những thành viên của gia đình được nhập cảnh, đồng thời phong tỏa tài sản của những người đó tại đất nước họ, cô nhận định ra sao về vấn đề này ạ?
Cô nghĩ rằng Mỹ ra đạo luật như thế rất là đúng, là vì Mỹ cũng rất quan tâm đến quyền con người, cho nên là tất cả các nước nói chung, và Việt Nam nói riêng những người mà có liên quan đến việc bức hại Pháp Luân Công, thì người ta sẽ yêu cầu các nước trong đó có cả Việt Nam, lập và gửi danh sách những người có liên quan đến sự việc đấy. Đó cũng là một sự cảnh tỉnh, giúp những người khác tránh được việc làm ác, tránh phạm tội đối với Phật Pháp…
Báo chí đã từng đưa tin về vụ giết người đổ bê tông ở Bình Dương và cho rằng đó là những người liên quan đến Pháp Luân Công, cô nhận định sao về điều này ạ?
Ai đã tu luyện Pháp Luân Công thì không sát sinh, tuyệt đối không sát sinh. Mà đã là không sát sinh thì chuyện này hoàn toàn không có. Tu luyện Phật Pháp còn là tu xuất tâm đại từ bi mà, từ bi với tất cả. Thế cho nên, mọi người nghe những thông tin thì phải biết được nó là như thế nào. Chứ trong sách Sư phụ nói, hoàn toàn những người tu luyện không được sát sinh, mà nhất là giết người thì càng không thể, kể cả động vật cũng không.
Cô có lời nhắn nhủ gì đối với những người hiểu nhầm Pháp Luân công ạ?
Tất cả những người đang hiểu nhầm Pháp Luân Công thì tôi khuyên rằng là nên nghiên cứu kỹ. Chúng tôi chỉ mong cầu điều tốt đẹp cho mọi người. Nếu mà có cơ duyên đọc quyển Chuyển Pháp Luân thì rất rõ, trong đấy không cấm thờ cúng, không cấm uống thuốc… Chúng tôi là những người đã đi vào tu luyện, tu trong đời thường như tất cả những người bình thường. Dần dần tâm tính và trí huệ càng thăng hoa, và ngộ tới đâu, hành tới đó…
“Từ sau khi tu luyện, bản thân cô nói riêng và những anh em trong gia đình nói chung được hưởng lợi rất nhiều từ môn tu luyện này. Khi cô tu luyện được hai tháng thì thân thể đã nhẹ nhàng, thanh thản và sau đấy đi kiểm tra thì thấy mọi thứ ổn định: đường huyết ổn định, huyết áp ổn định, tim mạch ổn định, da liễu ổn định. Vậy là cô thấy quá tuyệt vời.
Sau đấy, cô nghĩ rằng, nó tốt như thế này tại sao mình lại không chia sẻ cho người thân trong gia đình, không chia sẻ cho bạn bè? Tu Phật là tu từ bi mà, Sư phụ dạy mình luôn phải nghĩ đến người khác, vì người khác trước. Vậy nên cô đã chia sẻ cho người trong gia đình, ví dụ như là anh trai cô, là người bị bệnh Parkinson. Anh ấy run chân tay, cầm bát cầm đũa cũng không được. Vậy mà cho đến bây giờ, sau khi luyện công thì rất là tốt, đi lại bình thường, luyện tập bình thường.
Chị dâu cô cũng thế, cũng huyết áp, tim mạch được ổn định. Và một ông anh vốn bị ung thư thực quản. Cho đến bây giờ anh ấy đi kiểm tra, định kì đi kiểm tra thì lúc nào tế bào ung thư cũng âm tính, nếu không thì chắc anh ấy chết từ lâu lắm rồi”.
“Và rất nhiều, rất nhiều người khác đắc được Đại Pháp, được chia sẻ và được Sư phụ dẫn dắt, họ đã hưởng lợi rất nhiều trong tu luyện Pháp Luân công.
Nên dù ai có nói xấu như thế nào, thì sự thật vẫn là sự thật. Cô mong rằng, mọi người khi mà chưa biết đến môn này, thì nên tìm hiểu kỹ đừng dễ tin nghe những lời nói xấu. Khi được những người đã tu luyện chia sẻ thì cũng nên nghiên cứu, cũng nên tìm hiểu. Có thể tìm thấy trên mạng rất nhiều nhân chứng sống. Sự thật khó mà bẻ cong được.
Nếu được tu luyện môn này và được đắc Pháp, thì hoàn toàn chỉ có tốt cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội mà thôi”.
Cảm ơn cô rất nhiều về cuộc trò chuyện. Chúc gia đình cô luôn hạnh phúc và tiếp tục thực hiện được nhiều điều ý nghĩa như thế này cho xã hội…
Bài viết: Hàn Mai
Ảnh trong bài: DKN/Nhân vật cung cấp
Thiết kế: Bình Bình