Đại Kỷ Nguyên

Luật sư: Đại sư Lý đã tiết lộ thiên cơ khuyên con người cần duy trì đạo đức truyền thống

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã công bố bài viết “Vì sao có nhân loại”. Sau khi đọc bài viết, nhiều độc giả của Epoch Times đã vô cùng xúc động. (Epoch Times)

Luật sư Trương Bồi Nguyên đã đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công đăng trên tờ Epoch Times. Anh cho biết, Lý đại sư đã tiết lộ thiên cơ, bảo con người cần duy trì ‘đạo đức truyền thống’. Đây là điều trân quý khi Thần tạo ra con người, là phẩm chất cao quý nên có để “làm người” (chứ không phải làm cầm thú). Vì vậy, trong mỗi kiếp nhân sinh ngắn ngủi, mục đích cũng đều là đến để tu luyện trở về thiên thượng, đó mới là cảnh giới tốt đẹp nhất. 

Vào đầu năm 2023, nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên công bố bài viết ‘Vì sao có nhân loại‘ cho người đọc trên toàn thế. Trương Bồi Nguyên là độc giả chuyên đặt mua tờ báo ‘The Epoch Times’, khi nhìn thấy bài viết này được đăng trên trang nhất, anh cảm thấy rất bất ngờ. Dù rất bận rộn nhưng anh cũng phải dành thời gian để đọc. Anh nói: “Tôi vốn tưởng rằng nội dung phải rất thâm ảo, không ngờ khi yên tĩnh ngồi đọc tôi lại thấy vô cùng dễ hiểu, hơn nữa còn cảm thấy rất có ý vị”

Câu hỏi cuối cùng nhân loại: “Vì sao ta tồn tại?”. Trong bài viết của Ngài, Đại sư đã nói ra chân tướng. 

Trương Bồi Nguyên nói: “Đầu tiên, bài viết của Đại sư Lý có đề cập đến hai từ ‘Tam giới’, điều này khiến tôi nhớ lại hồi ức khi còn nhỏ sống ở vùng nông thôn Vân Lâm, Đài Loan. Lúc đi tế bái Thần minh, tôi đã nghe qua từ ‘Tam giới công’. Sau khi trưởng thành, qua tiết mục ‘Võng Hồng’, tôi biết được rằng cuốn sách ‘Lời tiên tri Oahspe’ của một nha sĩ cũng có đề cập đến thuật ngữ ‘Tam giới’ này. ‘Tôi nghĩ, điều này thật không thể nghĩ bàn! Tôi cũng tin tưởng… những điều ‘cộng đồng thuật lại’ hẳn không phải là đột nhiên xuất hiện”

Luận sư Trương Bồi Nguyên đã xúc động khi đọc bài viết ‘Vì sao có nhân loại‘ của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Anh chia sẻ rằng, Đại sư Lý đã tiết lộ thiên cơ, chỉ dẫn cho con người cần duy trì ‘đạo đức truyền thống’. (Ảnh do Trương Bồi Nguyên cung cấp)

Thứ hai, Trương Bồi Nguyên cảm nhận rằng ‘được làm người’ là một cơ hội để tu luyện trở về thiên thượng, về với thế giới cực lạc. 

Đại sư Lý tiết lộ rằng: “Người đến thế gian vì để được cứu, vì để đợi Sáng Thế Chủ cứu về thế giới thiên quốc nên mới đến làm người”. Về vấn đề này, Trương Bồi Nguyên hiểu là: “Đại sư nói cho chúng ta biết, vì sao chúng ta có mặt trên thế giới này, dù sao lúc chúng ta ra đời, không có mang theo bản thuyết minh hay giải thích việc con người được thiết kế ra như thế nào, hiện tại ‘Đại sư đã giảng hết ra’ rồi!” 

“Vẻ đẹp thực sự là bạn thông qua tu luyện trong thế giới con người mà tương lai có thể trở về thiên quốc, hướng về người trời hoặc tầng thứ của Thần. Đó mới là thế giới tốt nhất”. Vì vậy, “Đại sư Lý khuyên độc giả rằng trong hoàn cảnh gian khổ, con người có thể giữ vững thiện niệm, đối diện với quan niệm hiện đại mà vẫn có thể kiên trì thực hiện theo quan niệm truyền thống, dưới tác động của thuyết vô thần hoặc thuyết tiến hóa mà vẫn có thể tín Thần, như vậy nhất định có cơ hội được cứu, hoàn thành mục đích trở về nơi thiên quốc” – Trương Bồi Nguyên chia sẻ cảm nghĩ. 

Anh cho rằng, mỗi người nên bắt đầu từ chính mình, ít oán giận một chút, cảm ơn nhiều hơn một chút, trợ giúp người khác, để xã hội tăng thêm lực lượng hướng thiện, làm một người ‘thiện lương, người tốt’, có phẩm cách, vì muốn tốt cho địa cầu này mà nỗ lực, không phải vì để cầu được điều tốt cho bản thân cả đời, mà chính là để tin tưởng, không phải vì để (chứng minh) cho người khác xem thì mới chịu nỗ lực. 

Pháp luật điều chỉnh hành vi bên ngoài, đạo đức ước thúc nội tâm

Khi còn nhỏ, Trương Bồi Nguyên từng theo học một người thầy đã về hưu, anh có 6 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư. Sau khi đọc bài viết, anh cũng có những thể hội cá nhân của mình. Anh nói: “Thời hiện đại quả thật có nhiều người từ bỏ phương thức ‘đạo đức truyền thống’ để thích ứng với xã hội pháp trị, thậm chí lợi dụng một số đặc điểm của pháp luật để xâm phạm người khác”.

Anh nêu ví dụ, có người lợi dụng việc luật pháp coi trọng đặc tính ‘chứng cứ’, cho rằng chỉ cần không để lại vết tích, không lưu lại chứng cứ xâm phạm người khác, thì cho rằng bản thân chắc thắng. Thế nhưng, ‘từ bài viết của Đại sư có thể thấy được, không phải là như thế’. 

Anh nhận ra rằng: “Kỳ thực pháp luật chỉ dùng để áp chế các tiêu chuẩn lên người khác, cho nên mới cần chứng cứ. Còn đạo đức lại đặt yêu cầu lên nội tâm, rằng bản thân có tuân thủ theo truyền thống đạo đức hay không? Chỉ cần nội tâm biết rõ là đủ rồi, không cần chứng cứ”. Bởi vậy mới nói, làm người thì không thể vứt bỏ ‘đạo đức truyền thống’. 

Trương Bồi Nguyên tin rằng, sinh mệnh là do ông Trời sáng tạo ra, tuy nhiên hiện nay ‘thuyết vô thần’ của chủ nghĩa độc tài cộng sản xuất hiện, nó hoàn toàn trái ngược với ‘truyền thống đạo đức’, nếu “tiếp tục như vậy thì nhân tính sẽ bị ăn mòn, nhân loại kia sẽ không còn nữa mà sẽ cùng một loại với dã thú”. Cuối cùng sẽ đem đến thảm họa cho nhân loại.

Như Đại sư Lý đã nhắc nhở, nhân loại đang cận kề với nguy hiểm. Trương Bồi Nguyên chia sẻ: “Thầy Lý mong muốn mọi người có thể khôi phục đạo đức, tôi cũng tin tưởng rằng bản tính con người là thiện lương”. “Mặc dù cuộc sống đời người khổ cực cũng không nên oán trời trách đất, mà hãy tích nhiều phúc đức thì tương lai sẽ tốt đẹp. Thế nhưng chịu khổ lại là một chủng loại tu luyện, luật pháp cai trị quốc gia cần dựa vào việc duy trì tôn nghiêm của nhân tính làm chí hướng”. Ví như Trung Cộng cai trị xã hội, ăn dầu mỡ cống ngầm, bạo lực, mổ cướp tạng sống… làm ác tới không còn nhân tính, xa rời với ý nghĩa chân chính của việc lập quốc, rằng con người phải có lòng từ bi, thiết lập xã hội an toàn, trợ giúp người khó khăn. Bởi vậy, Trương Bồi Nguyên mới nói: “Chúng ta nên thức tỉnh và chống lại một chế độ (Trung cộng) bất lương như vậy”.   

Trương Bồi Nguyên ngẫm lại: “Chớ coi việc cầu Thần là làm một giao dịch” 

Theo nội dung bài viết Đại sư Lý đã đề cập tới: “Lúc cầu Thần trợ giúp, không đạt được thỏa mãn liền bắt đầu hận Thần”. Trương Bồi Nguyên nói rằng, từ khi còn nhỏ, anh đã tin rằng trong u minh là có Thần tồn tại và thường cầu Thần phù hộ cho bình an, đạt được công danh lợi lộc. Nhưng khi trưởng thành anh mới biết được, giống như Đại sư Lý nói, cầu Thần không nhất định là hữu cầu tất ứng. Anh nói: “Tôi liền ngẫm lại, chẳng lẽ tín ngưỡng lại là làm giao dịch buôn bán sao? Như vậy có đúng không?”

Trương Bồi Nguyên cho rằng, nếu bạn muốn đạt được điều gì đó, bạn phải làm việc chăm chỉ, đạo trời ban thưởng cho sự cần cù, làm hết sức mình nghe theo thiên mệnh. “Thần minh ở trong vô hình nhìn con người, nhắc nhở người chớ có làm ác hoặc ở trong bóng tối mà bảo vệ con người”

Kỳ thực, nhìn ở một góc độ khác, việc không đạt được cũng chưa hẳn là chuyện xấu, tỷ như việc cầu Thần làm quan mà không thành, không đạt được có khi lại tốt, “Bởi vì làm quan lớn có thể phải rất lao lực, có thể còn bị ung thư mà chết, hoặc giả chịu đựng lâu một chút thì sẽ đạt được thành tựu vào một ngày nào đó”. Cho nên không thể dùng con mắt của người để nghĩ xem Thần có đối tốt với mình hay không. Bởi vì rất có thể những an bài của Thần là tốt nhất đối với bạn. 

Cuối cùng, Trương Bồi Nguyên biểu thị, anh rất vui mừng vì có cơ hội đọc được bài viết, “Mở sách hữu ích, ôn cũ biết mới, mong muốn tất cả người hữu duyên đọc xong bài viết thu được nhiều lợi ích”

Theo Epoch Times
San San biên dịch

Exit mobile version